Tại Pháp, có thể nói là trung tâm thế giới về nghệ thuật câu tay, tức câu bằng cần câu không dùng máy để câu các loại cá trắng từ vài chục gam đến vài ba kí lô. Ở nghệ thuật này từ cần cho đến lưởi, chì và… phao - rất phong phú và đa dạng. Trong bài này, cafe-premier không đi xa hơn với các thiết bị câu tay khác ngoài chiếc phao đang được giới thiệu, tạm gọi là phao « chiếc đủa » dựa theo ngoại hình của nó.
Các loại phao dùng trong thuật câu tay thường đươc chuốt bằng gổ Balsa, loại gổ mà người ta dùng làm mô hình hay là để cắt dán thành những chiếc máy bay hay tàu buồm, tàu thủy... có gắn động cơ điện hay xăng, và với vô tuyến điều khiển. Có khi chúng cũng được làm bằng những chất liệu khác như : xốp, mút (mousse)… nhưng chỉ sau vài tháng được tung ra thị trường, những chiếc phao này cuối cùng vẩn không cạnh tranh được với loại phao bằng gổ Balsa như truyền thống.
Nhìn ảnh của loại phao « chiếc đủa » dưới đây và quan sát cho tường tận. Ngoài ngoại hình thân dài và thuôn mục đích làm cho phao ít bị nước cản và giúp cho chiếc phao có một độ nhạy tối đa khi cá ngậm, đớp và lôi mồi đi trước khi nuốt chững, nó còn có 4 tính năng kỷ thuật khác được đánh dấu từ 1 cho đến 4.
Số 1 (Ăn ten): phần này người Pháp đặt tên cho nó là Ăn ten (antenne), là một thanh nhựa có nhiều kích cở lớn nhỏ khác nhau, tùy theo cấu hình to hay bé của chiếc phao. To thì dể nhìn thấy nhưng nặng nề, bé thì khó nhìn nhưng nhạy ứng. Màu đỏ phản quang thì dùng tốt khi trời sáng tỏ, màu vàng dùng khi trời âm u thiếu sáng, ngược lại nếu sơn đen thì nhìn hết sức rỏ nếu nghịch nắng ! Cây Ăn ten này có thể được làm bằng nhựa, bằng tre chuốt tròn như que tăm, bằng gổ, bằng sợi thủy tinh (fibre de verre) và kể cả bằng kim loại…
Cây Ăn ten trừ khi được đổ bằng nhựa với màu sắc nguyên thủy, các loại ăn ten khác như gổ, tre, kim loại… đều phải được phủ sơn. Thường thì người ta sơn 2 lớp sơn trắng, sau đó phủ thêm 1 hoặc 2 lớp sơn màu phản quang, xanh hay vàng tùy theo điều kiện thời tiết khi sử dụng.
Trong những cuộc câu thi, nhiều cần thủ có quan niệm : Khi phao chìm do cá lôi, nếu Ăn ten bằng nhựa hay tre thì kém nhạy hơn là dùng Ăn ten bằng kim loại hay sợi thủy tinh, vì chất liệu chế tạo nhựa, tre… có tỷ trọng thường nhẹ hơn tỷ trọng nước. Ngược lại, cũng có quan điểm khác cho rằng, nếu phao quá nhạy, chỉ cần cá chạm dây thôi, cũng đủ để làm lút phao, vì thế sẽ làm mất thì giờ thả câu trở lại khi bị nhầm. Và hể mất thì giờ coi như mất may mắn để giật giải !
Số 2 (khoen xỏ dây) : ở đầu phao, có 1 cái khoen xoắn làm bằng dây Inox, cực nhỏ, dùng để xỏ xuyên dây câu khi ráp đường câu. Cái khoen này có đường kính không hơn 0,5mm, và phải được đặt ở vị trí cao nhất ở đầu chiếc phao, vì nếu khoen được gắn dán ở vị trí thấp hơn, và nếu câu ở nhũng nơi nước chảy chậm thì khó mà thao tác kỷ thuật « giử vả thả » khi phao trôi vì nước đẩy (kỷ thuật này nếu có dịp cafe–premier sẽ « làm » 1 bài viết khác).
(còn tiếp)