Cái que Quiver Tip
Hai chữ, Quiver: run rẩy, Tip: cái đọt cần hay cái que, tên của 1 thiết bị “báo cá“ phát nguồn từ nước Anh đã dần dà phổ biến đi khắp châu Âu - cái yêu cầu của người “sành điệu” trong làng câu là làm sao vừa có được cây cần câu đủ dài, đủ khoẻ để liệng xa, dùng được chì nặng, nhưng đồng thời nó cũng phải “biết báo” khi cá cắn câu. Câu hỏi hóc búa ấy sau một thời gian, đã được trả lời. Quiver Tip, cái que vừa mềm vừa mỏng ấy được chế tạo từ sợi “Phíp” thủy tinh (fibre de verre), dài độ 25 đến 30 cm, đầu được sơn màu phản quang, đỏ hay vàng, có khi cả 2 màu vừa vàng vừa đỏ. Trên thân cái que có 2 cái khoen, một khoen được dán ở đỉnh hay còn gọi là đầu Bu có gốc từ tiếng Pháp bởi chữ “bout”. Cái khoen thứ hai được buộc vào giửa thân của cái que (khoen này không bắt buộc). Dưới cái khoen này và chân của cái que được gắn vào 1 bộ phận bằng kim loại có chân được tiện như chân cái đinh vít.
Ở đằng đầu của cây cần câu ; cái đầu Bu nguyên thủy được lắp ráp khi xuất xưởng được tháo gở ra, và người ta thay thế cái đầu Bu nguyên thủy ấy bằng 1 cái đầu Bu khác, có đường kính bên trong tương tự, nhưng đàng đầu, trên cái khoen dùng để xỏ cước, có một cái lổ, và trong lổ này có ven răng để người dùng có thể vặn cây que Quivertip vào.
Xem hình minh họa, dưới đây :
Thế là cái đọt cần biết “báo cá” đã ra đời, nó cho phép các các cần thủ bấy lâu nay chỉ câu với cần tay, được phép câu xa hơn, dùng chì nặng hơn, câu cá to hơn... và còn có thể nói là khi câu không lo trời trở gió, ngay cả khi trời mưa.
(BBT : tuy nhiên, cái thú nhìn cây “ăn ten” của cái phao bé tẹo dùng câu cần tay - đang nhấp nhô trên mặt nước, bổng nhiên tụt xuống 1 phát, lại trồi lên, bị kéo lê đi một quảng, rồi thì… mất hút dưới làn nước. Đoạn phim cực ngắn ấy, đối với các cần thủ “nghiện” câu cần tay, không thể nào thay thế hay quên nó đi cho được. )
Minh họa Quiver tip báo cá
(còn tiếp)