Câu cá vòn theo tôi cùng không khó lắm.
Nếu bạn đã biết khu vực có cá vòn, chọn địa điểm có những tảng đá ngầm to hoặc tàu đắm, lúc nước chảy nhẹ và tùy theo mức độ nước chảy để gắn chì (đảm bảo sao cho mồi lửng lơ, gần sát đáy và tôm có thể bơi loanh quanh được).
Mồi câu thì dùng tôm rảo, nếu không có có thể dùng tôm hoa.
Câu tay (tức là dùng ống tre hoặc bát để quấn cước) thì độ cảm nhận khi cá cắn hoặc vướng mắc tốt hơn. Cước câu thì nên dùng loại từ số 3 đến số 4 (tức là từ 0,28 đến 0,32mm), nếu câu ở biển thì nên dùng khoảng 200m.
Điều đặc biệt chú ý là cá vòn có hàm răng không sắc nhưng gần giống như đá mài nên rất dễ bị đứt cước ở ngay miệng cá, do vậy tôi thường dùng chập đôi sợi cước lại để buộc lưỡi câu (đoạn này dài khoảng 25 đến 30cm) sau đó nối vào với cước chính, nhưng nếu gặp cá to (khoảng 5 - 7 kg), nhất là bị đóng vào họng cá thì cũng không thể đảm bảo được.
À cá vòn còn có một đặc điểm nữa là khi bị đóng, nó rất hay nhảy lên khỏi mặt nước và "vả" để gỡ lưỡi câu, nếu không có kinh nghiệm rất hay bị mất cá trong trường hợp này. Đối phó với "thủ đoạn" này, tôi thường áp dụng là khi nó chuẩn bị nhảy lên là ta căng tay hơn và khi đã nhảy lên phải nhanh tay lôi lại (đảm bảo để dây câu luôn căng và bám vào miệng cá, không để nó lắc làm tuột).
Nếu câu cần thì phải dùng phao, vì câu cần không phao rất khó điều khiển độ nông sâu của mồi và rất hay mắc khi câu ở khu vực có đá ở đáy. Nên để độ sâu của mồi khoảng 1,5 - 2m. Có một điều chú ý nữa khi câu phao là: Cá rất hay lôi chìm phao khi ta đang mơ màng... và... Úi giời ơi !!!