Dưới đây là các thiết bị mà Joel đã dùng để câu con cá Ngát khổng lồ : “Cần câu có khoen trong hay dây luồn bên trong”. Người cần thủ bạn của Joel cho biết rằng; nhờ vào tính năng đặc biệt của chiếc cần này, anh đã tránh đi được rất nhiều cái lổi lầm kỷ thuật dù cho có lắm kinh nghiệm vẩn thường mắc phải, đó là khi câu Lancer (lăng xê - quăng ra, cuốn vào, mục đích để lừa cá, làm cho con mồi giả hay đã chết cử động hay ta còn gọi là câu… Rê).
Với chiếc cần câu có khoen nằm bên ngoài, thường khi đường dây câu có thể bị vướng do dây quấn một hay nhiều vòng quanh đầu cần mà người cần thủ không hề hay biết. Đến khi cá ăn, và lúc cần thủ phải giật mạnh để đóng cứng lưởi câu vào hàm cá - trong trường hợp nếu sức giật quá mạnh, khi ấy tác dụng nhả dây của bộ hảm của máy câu không còn ứng dụng nữa, và tệ trạng đầu cần bị gảy ít khi tránh khỏi !
Silure chủng loại Abinos, màu trắng vàng câu ở sông Saône – (Pháp)
Tiếp đến, trong khi chiến đấu, vì không hay biết dây câu đang bị vướng ở đầu cần, sức cuốn của máy câu trở nên nặng nề - một bên cá kéo, một bên máy cuốn, dây câu bị kẹt ở đầu cần… Do đó, dự ma sát giửa dây câu và cần câu làm cho dây bị sờn mòn trong 1 thời gian kỷ lục và vì thế cái rủi ro dây câu bị đứt sẽ không thể nào tránh khỏi !
Ngược lại, với chiếc cần câu luồn dây bên trong, và không có khoen treo ngoài, tệ trạng bị vướng dây ở đầu cần gần như có thể tránh được đến 99%. Và khi câu được cá to, như trong phim này, độ đàn hồi của chiếc cần câu được sử dụng gần như với tất cả các tính năng kỷ thuật cho phép của nó, tức đường câu hoàn toàn tựa trên toàn bộ thân cần, chứ không bị treo trên các khoen cột bên ngoài thân cần như ta thường thấy ở các cần câu cổ điển.
Tuy nhiên loại cần câu không khoen ngoài và luồn dây bên trong không phải là không có khuyết điểm, điều này không nghe nói đến trong phim, đó là :
Cái dễ nhận thấy nhất là “vấn đề” luồn dây vào trong thân cần, nhất là trong trường hợp dùng lọai dây hổn hợp có sức chịu đựng cao (dây dù) khi thấm nước, đó là chuyện không dể dù có dùng với dụng cụ đặc biệt để luồn dây !
Thứ hai, với các khoen có đường kính khá nhỏ nằm bên trong thân cần, càng nhỏ tất nhiên lực hảm càng cao, cho nên khi quăng, tầm ném thua sút khá xa so với loại cần cổ điển. Có lẽ vì thế nó được sản xuất chỉ để dùng câu xuồng, ghe, hay câu trên tàu, tức chỉ cần quăng gần hay là có khi chỉ cần xả dây trực tiếp để thẻo câu rơi thẳng xuống đáy nơi tàu được neo.
Ngoài ra cũng có một vài lo ngại khác, dù chưa xảy ra, đó là : sự quan tâm đặc biệt của một số cần thủ kinh nghiệm ở cái lổ được khoét ở gần cán cần dùng để xuyên dây câu rằng : nó có thể làm yếu đi sức chịu đựng của phân đọan được xem như là cốt lỏi của cây cần.
Silure câu bờ vùng tam giác sông Rhône – và Petit Rhône (Pháp)
THIẾT BỊ CÂU THÔNG DỤNG