Câu ba ba

Trước kia ba ba rất nhiều ở các dòng sông nói trên, nhưng từ khi sông ngòi có xu hướng ngày càng cạn kiệt vào mùa hè là nhất vào nạn đánh mìn, rà điện tràn lan trong vòng mươi năm trở lại đây thì giống ba ba cũng với đi rất nhiều và trở thành một thứ đặc sản đắt giá. Gần đây, khi phong trào nuôi ba ba rộ lên ở một số gia đình trong tỉnh, cùng với nạn đánh mìn, rà điện giảm đi trong một chừng mực nào đó thì con ba ba cũng đã tái xuất hiện ở các dòng sông. Bắt ba ba có nhiều cách: lặn bắt bằng tay, xăm câu…


Nói đến nghề lặn bắt ba ba, cư dân vùng hạ lưu sông Hà Thanh thường kể lại câu chuyện: Sau năm 1975, ở vùng này có một ông già chuyên sống bằng nghề lặn bắt ba ba. Vào mùa hè, suốt ngày ông và cô con gái đi dạo khắp dòng sông từ cầu sông Ngang cho đến đập dâng Phú Hoà (Nhơn Phú- Quy Nhơn). Đứng trên bờ, ông quan sát kỹ một vùng sông, nơi nào có ba ba nổi lên là ông lao mình xuống sông, sau một vài hơi lặn (sông sâu khoảng từ 2 đến 5 mét) là ông đã mang được con ba ba lên bờ. Cô con gái lo việc cơm nước tại chỗ, thu giữ, trông coi và mang “sản phẩm” đi bán. Một ngày nọ, ông già theo con mồi lặn xuống vực sâu bên dưới một lùm tre ven sông. Có đến 5 phút, chưa thấy cha trồi lên, cô con gái hốt hoảng kêu cứu. Khi thanh niên trai tráng trong làng chạy ra, lặn xuống, mò tìm đưa được ông lên thì ông đã tắt hơi, mọi cách hô hấp nhân tạo đều không hiệu quả. Thì ra vì mãi mê theo con ba ba khá lớn, ông vô tình chui vào hóc hầm dưới bụi tre rồi mắc kẹt, không còn sức để chui ra.


Chính cái đặc điểm nổi lên ở đâu là lặn xuống nằm ngay dưới đáy nước ngay nơi đã trồi lên thở nên ba ba dễ bị người ta lặn bắt. Đôi khi câu giăng ban đêm cũng gặp ba ba mắc câu, nhưng thường là loại nhỏ, vài ba lạng; con lớn hơn thì sẽ cắn đứt cước, gãy lưỡi ngay. Trước kia vào mùa nước cạn người ta thường đi xăm ba ba vì nó hay nấp mình dưới cát, cách mép nước khoảng một vài tấc. Dùng que sắt vừa đi vừa săm xuống cát, khi nghe “bộp” một tiếng thì ngay lập tức dùng tay moi cát chộp bắt. Bây giờ thì có xăm cả ngày thì ít khi gặp.


Câu ba ba! Chuyện ít nghe nói nhưng quả là một cách câu khá thú vị. Cũng câu phao như câu cá bình thường nhưng dùng cần câu thật dài để có thể ném mồi đến nơi con ba ba nổi lên rồi lặn xuống; lưỡi câu không cần lớn, loại nhỏ hơn lưỡi câu cá tràu; cước cỡ 40 là tốt nhất. Nếu có một chiếc sõng thì càng tốt, khỏi phải dùng cần dài, khó giật. Cứ móc mồi trùn nguyên con cỡ đầu đũa, ném ngay chỗ ba ba nỗi lên thở, cách đáy chừng vài phân; thường thì sau vài ba phút ba ba sẽ ăn mồi. Lúc ấy phao nháy lia lịa giống như loại cá trắng nhỏ rỉa mồi. Không phải đâu; ba ba đấy; đừng giật vội vì lúc này nó chỉ đang nhâm nhi thưởng thức miếng mồi hấp dẫn. Gần cả phút sau, phao mới từ từ chìm khỏi mặt nước rồi lại trồi hẵn lên và liền lút xuống trở lại. Đây là lúc quyết định của…nồi cháo ba ba! Giật mạnh! Sẽ có cảm giác nhe lưỡi câu mắc vào đá. Đã đóng câu, cứ căn cước, nương cần câu, đừng kéo mạnh mà đứt cước, từ từ kéo nó lên, lôi vào bờ, dùng vợt mà xúc. Con ba ba cỡ 7- 8 lạng hoặc 1 kg trở lên thì khó mà giật lên bờ như giật cá, có vợt lưới là chắc ăn nhất.


Thịt ba ba rất ngon và béo. Tiết ba ba pha với xị rượu, uống khá ngon. Làm thịt xong có thể ướp gia vị chừng 30 phút rồi nấu cháo hoặc rô ti. Nếu có thể con ba ba cỡ 1kg trở lên thì đem chưng cách thuỷ cùng một con vịt già đã đẻ nhiều lứa, với một vài vị thuốc bắc; đây là món ăn rất bổ dưỡng chỉ có trong dân gian chứ ít khi có trong nhà hàng. Người viết bài này đã nhiều lần đi câu và câu được ba ba nên viết lại theo kinh nghiệm cá nhân (được một số người chuyên nghiệp câu hướng dẫn). Giới mê câu cá nếu không tin thì có thể bỏ ra một ngày chủ nhật giải trí trên vùng hạ lưu sông Hà Thanh, nếu gặp một ngày may mắn sẽ “trúng mánh” một vài con ba ba cỡ 5- 6 lạng (khó có thể nhiều hơn) cũng đủ cho một nồi cháo ba ba hết ý!

sưu tầm

Các tin khác cùng chuyên mục
Cá lóc nướng trui - Cập nhật lần cuối 19/04/2009 7:50:41 SA
Cá sụn sịnh - Cập nhật lần cuối 19/04/2009 7:49:41 SA
Cá sứt mũi sông Chu - Cập nhật lần cuối 19/04/2009 7:48:58 SA
Kiến thức tổng hợp - Cập nhật lần cuối 19/04/2009 7:48:11 SA
Cá nhái – Món ăn lạ - Cập nhật lần cuối 19/04/2009 7:41:59 SA
Mắm bồ hóc - Cập nhật lần cuối 19/04/2009 7:39:02 SA
Sông cũ đổi dòng - Cập nhật lần cuối 19/04/2009 7:37:44 SA
Cá chạch trấu - Cập nhật lần cuối 19/04/2009 7:36:13 SA
Cháo cá ám - Cập nhật lần cuối 19/04/2009 7:34:03 SA
Cá buồm - Cập nhật lần cuối 19/04/2009 7:31:31 SA
Website hữu ích
Website liên kết
Mua 1 cần Tenryu, tặng 1 dây Tenryu
 
Diễn đàn câu cá 4so9
 Đồ câu nội địa Nhật bản
Diễn đàn Vietnam Angling
Trang chủ
Thư viện HFC
Video Clip
Thư viện ảnh
Thông báo từ ban chủ nhiệm
HanoiFishing
Diễn đàn
© HanoiFishing.com - Ghi rõ nguồn nếu phát hành lại thông tin từ website này.