Nghề câu vàng thường được áp dụng để đánh bắt 7 loài cá ngừ gồm: cá ngừ vây xanh, cá ngừ vây xanh phương Nam, cá ngừ Đại Tây Dương, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây dài. Cá ngừ bò (cá ngừ đuôi dài). Hằng năm có khoảng 1,6 triệu tấn cá ngừ được đánh bắt.
Cá ngừ mắt to - Bigeye tuna
Tên khoa học: Thunnus obesus (Lowe, 1839)
Họ: Scombridae (Mackerels, tunas, bonitos)Bộ: Perciformes
Lớp: Actinopterygii (ray-finned fishes)
Kích thước tối đa : 250 cm (cá đực/không xác định giới tính); trọng lượng tối đa được công bố : 210 kg, tuổi tối đa theo báo cáo : 11 năm.
Môi trường: môi trường gần mặt nước; di cư đại dương; môi trường biển; phạm vi độ sâu 0 - 250m.
Khí hậu: Cận nhiệt đới, 13 – 290C, 450N – 430S.
Tầm quan trọng: đối với nghề cá : có giá trị thương mại cao; câu cá giải trí.
Khả năng phục hồi quần đàn: Trung bình, thời gian tối thiểu để tăng gấp đôi quần thể : 1,4 - 4,4 năm (K = 0,11 - 0,23; tm = 3; tmax = 11; khả năng sinh sản = 2 triệu).
Phân bố: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương : ở các vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Là loài có tính di cư cao. Phụ lục I của Công ước về Luật Biển năm 1982.
Đặc điểm hình dáng : số gai lưng (tổng số) : 13-14; các tia mềm ở lưng (tổng số) : 14-15; số gai hậu môn : 0-0; số tia mềm ở hậu môn : 14-14. Số đốt sống : 39. Là loài có kích thước lớn, dày nhất ở giữa gốc vây lưng thứ nhất. Hai bên sườn dẹt, bụng có màu hơi trắng. Ở các mẫu cá sống, dọc theo sườn cá có một dải màu xanh óng ánh. Vây lưng thứ nhất có màu vàng thẫm, các vây lưng thứ hai và vây hậu môn màu vàng nhạt, các vây con có màu vàng sáng, mép vây có màu đen.
Đặc điểm sinh học: Sống ở những vùng nước có nhiệt độ từ 13o-29oC, nhưng nhiệt độ tối ưu là từ 17oC đến 22oC. Việc cá xuất hiện thất thường có liên quan chặt chẽ đến những thay đổi về mùa vụ và khí hậu, thể hiện ở nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ của tầng nhiệt nhảy vọt. Cá con và cá trưởng thành cỡ nhỏ hợp thành đàn ở bề mặt thành các nhóm đơn loài hoặc hợp lẫn với các loài cá ngừ khác và các vật trôi nổi. Cá trưởng thành nằm ở các tầng nước sâu hơn. Trứng và ấu trùng cá sống ở gần mặt nước. Ban ngày và ban đêm chúng ăn nhiều loài cá khác nhau, động vật chân đầu, và giáp xác. Thịt cá có giá trị cao và được dùng để chế biến sashimi. Cá được tiêu thụ chính ở dạng đóng hộp hoặc ướp đông, nhưng cũng được bán ở dạng tươi.
Cá ngừ vây vàng - Yellowfin Tuna
Tên khoa học: Thunnus albacares (Bonnaterre1788)
Họ: Scombridae (Mackerels, tunas, bonitos)
Bộ: Perciformes
Lớp: Actinopterygii (ray-finned fishes)
Cá ngừ vây vàng sống ở các đại dương, cả ở vùng biển nhiệt đới và ôn đới, nhưng ngoại trừ vùng biển Địa Trung Hải. Ngư trường chính của loài cá này kéo dài 25o theo đường kinh tuyến Bắc - .
Cá ngừ vây vàng chủ yếu ăn các loài cá khác, giáp xác và động vật chân đầu. Ngư dân thường sử dụng lưới vây để đánh bắt cá ngừ vây vàng kích thước nhỏ, thường sống ở tầng mặt. Đối với cá có kích cỡ lớn hơn, sống sâu hơn ở tầng giữa, ngư dân sử dụng câu vàng để khai thác. Sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng hằng năm chiếm khoảng 62% tổng sản lượng cá ngừ trên toàn thế giới (1,6 triệu tấn).
Từ năm 1949, Uỷ ban Quốc tế Bảo vệ Cá ngừ vùng biển Đại Tây dương chịu trách nhiệm quản lý sản lượng cá ngừ vây vàng ở vùng biển Đông Thái Bình Dương. Uỷ ban đã quy định sản lượng cho phép khai thác đối với từng ngư trường. Thịt của cá ngừ vây vàng có màu hơi hồng, mùi thơm nhẹ, được đóng hộp và bán khắp nơi trên thế giới, ở Nhật bản cũng được dùng làm sashimi và xúc xích.
Tầm quan trọng: đối với nghề cá : có giá trị thương mại cao; câu cá giải trí.
Khả năng phục hồi của quần đàn: Trung bình, thời gian tối thiểu để tăng gấp đôi quần thể : 1,4 - 4,4 năm (K = 0,13 - 0,42; tm = 2,5; tmax = 8; khả năng sinh sản = 200.000).
Phân bố: Trên toàn thế giới ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng không sống ở Địa Trung Hải. Là loài có tính di cư cao, Phụ lục 1 của Công ước quốc tế 1982 về Luật biển.
Đặc điểm hình dáng : Tia vây lưng cứng: 11-14; Tia vây lưng mềm: 12-16; Tia vây hậu môn cứng: 0-0; Tia vây hậu môn mềm: 11-16; Số đốt xương sống: 39. Vây đuôi và vây lưng thứ 2 có chiều dài bằng 20% chiều dài toàn thân cá. Vây bụng rất dài, thường kéo dài gần đến vây lưng thứ 2, nhưng không vượt quá tia vây cuối cùng của vây lưng thứ 2. Màu sắc của cá thay đổi từ màu xanh đen đậm có ánh kim qua màu vàng đến màu bạc trên vùng bụng
Đặc điểm sinh học: Xuất hiện ở bên trên và bên dưới các tầng có nhiệt độ đột biến. Kết đàn chủ yếu theo kích cỡ, thành các nhóm đơn loài hoặc đa loài. Cá lớn thì thường kết đàn với cá heo, và cũng đi theo các vật trôi nổi hoặc vật khác. Thức ăn chủ yếu của loài cá này là cá, giáp xác và mực. Rất nhạy cảm với những nơi nồng độ ôxy thấp, vì thế thường không bắt gặp ở độ sâu dưới 250m ở các vùng biển nhiệt đới. Thời kỳ đẻ cao điểm nhất là vào mùa hè, theo từng đợt. Ngư dân thường dùng lưới vây để vây bắt những đàn cá ở gần bề mặt nước. Sản phẩm cá ngừ vây vàng được đóng hộp hoặc cấp đông, cũng có thể để tươi, hun khói hoặc dùng làm sashimi.
Cá ngừ vây dài - Albacore
Tên khoa học: Thunnus allunga (Bonnaterre, 1788)
Họ: Scombridae (Mackerels, tunas, bonitos)
Bộ: Perciformes
Lớp: Actinopterygii (ray-finned fishes)
Cá ngừ vây dài sống ở các vùng biển khơi từ 400 vĩ Bắc đến 400 vĩ . Chúng là một trong những loài nhỏ nhất trong tất cả các loài cá ngừ di cư đại dương. Thức ăn chủ yếu là các loài cá khác, giáp xác và chân đầu.
Hằng năm có khoảng 220.000 tấn cá ngừ vây dài được đánh bắt bằng các nghề như câu cần, câu vàng và vây. Các tổ chức khu vực chịu trách nhiệm quản lý sản lượng khai thác. Thịt cá trắng và mềm, vì thế nó được xem như là “thịt gà biển”. Sản phẩm cá ngừ vây dài chủ yếu là đóng hộp và thường được ăn với bánh xanđuých và xalát.
Kích thước tối đa: Chiều dài toàn bộ 140cm cá đực/không xác định giới tính; trọng lượng tối đa được công bố 60,3 kg.
Môi trường: biển khơi; sống di cư; nước lợ, biển; độ sâu : 0 - 600m.
Khí hậu: Cận nhiệt đới, nhiệt độ từ 10 - 26oC, 45oN - 50oS.
Tầm quan trọng: đối với nghề cá : có giá trị thương mại cao. Câu cá giải trí.
Khả năng phục hồi của quần đàn: Gấp đôi thời gian trung bình, tối thiểu của quần đàn : 4,5 - 14 năm (K = 0,13 - Các sản 0,18; tm = 4 - 6; tmax = 10; khả năng sinh sản = 2 triệu trứng).
Phân bố: Phân bố khắp nơi ở các vùng biển nhiệt đới bao gồm cả vùng biển Địa Trung Hải từ 10oN đến 10oS theo đường kinh tuyến. Thường chúng ta hay bị nhầm lẫn với loài cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) chưa trưởng thành vì cũng có vây ngực rất dài nhưng đầu của vây ngực không nhọn như của cá ngừ vây dài. Là loài có tính di cư cao, phụ lục 1 của Công ước quốc tế 1982 về Luật biển.
Đặc điểm hình dáng : Tia vây lưng cứng: 11 - 14; Tia vây lưng mềm : 12 - 16; Tia vây hậu môn cứng : 0 - 0; Tia vây hậu môn mềm : 11 - 16. Tia vây trước cao hơn tia vây sau rất nhiều và tạo ra hình lõm. Thân cá rất nhỏ. Các vây ngực rất dài bằng khoảng 30% chiều dài thân cá hay dài hơn 50cm. Bề mặt của gan có sọc và thuỳ trung tâm rất to.
Đặc điểm sinh học : Là loài sống ở tầng mặt (20 - 200m) và tầng giữa biển khơi (200 - 1.000m). Nhiệt độ nước biển từ 15,6o - 19,4oC. Đối với cá ngừ vây dài có kích thước lớn, thường thích hợp với nhiệt độ từ 13,5oC - 25,2oC. Chỉ chịu được một thời gian ngắn nếu nhiệt độ hạ thấp đến 9,5oC. Hình thức kết đàn hỗn hợp với các loài cá ngừ vằn (Kasuowonus pelamis), cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares), cá ngừ vây xanh (T. maccoyii), chúng có thể kết đàn với các vật trôi nổi, gồm cả các loài rong mơ. Thức ăn chủ yếu của chúng là cá, giáp xác và mực. Các sản phẩm chế biến từ cá ngừ vây dài được ưa chuộng trên thị trường là cá tươi, hun khói, đông lạnh sâu và đóng hộp. Có thể dùng làm các món hấp, nướng, chiên. Cá thành thục có chiều dài đạt 90cm.
Nguồn:http://www.fistenet.gov.vn