Những ngư trường ở biển Việt Nam

Ở vùng Vịnh Bắc Bộ có 3 ngư trường (NT), mùa vụ khai thác chính từ tháng 6 đến tháng 8 gồm: NT1- nằm ở khu vực xung quanh đảo Bạch Long Vĩ, có độ sâu 50 mét nước, với các loài cá chiếm ưu thế chính là cá nục sồ, cá tráp. NT2- nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có độ sâu 50 mét. Đối tượng đánh bắt chính là cá tráp, cá nục sồ, cá phèn khoai, cá phèn hai sọc, cá lượng. NT3- nằm ở phía nam Vịnh, vùng xung quanh đảo Hòn Mê, Hòn Mát có độ sâu khoảng 20 mét nước. Với các loài cá chính là cá phèn, cá mối thường, cá lượng và cá khế.

Vùng biển miền Trung có 5 ngư trường, mùa khai thác chính từ tháng 4 đến tháng 7, gồm: NT4- quanh đảo Hòn Gió (Thuận An) có độ sâu 45-70 mét, với các loài cá có sản lượng lớn là cá lượng, cá phèn, cá mối thường, cá háo và cá bạch điều. NT5- nằm ở đông bắc đảo Cù Lao Chàm, với độ sâu dao động từ 100 đến 300 mét (rộng hơn 1.300 hải lý vuông), đáy bùn cát. Các loài cá đánh bắt chủ yếu là cá mối thường, cá ngân, cá phèn. NT6- nằm ở tây bắc Đà Nẵng (kéo dài theo hướng đông nam-tây bắc), có độ sâu 50-200 mét. Với các loài cá chủ yếu đánh bắt được là cá tráp, cá đù bạc, cá ngân, cá mối thường và cá lượng. NT7- vùng gò nổi 125, ngoài khơi vùng biển Đà Nẵng, có độ sâu 215 mét, đáy trầm tích hữu cơ, với các loài cá đánh bắt chủ yếu là cá đỏ môi, cá hố đầu nhỏ. NT8- vùng gò nổi Marges-seamouth, nằm theo hướng tây bắc-đông nam, ngoài khơi Quy Nhơn. Có độ sâu 290-350 mét nước và độ dốc gò nổi 20-30, rất thích hợp với nghề kéo lưới đáy.

Vùng biển Nam Bộ có 5 ngư trường, gồm: NT9- vùng gò nổi ngoài khơi tỉnh Phan Rang, có độ sâu 280 mét, với đối tượng đánh bắt chính là cá đỏ môi, chiếm 62% tổng sản lượng các loài cá đánh bắt tại ngư trường này. NT10- nằm phía đông Phan Thiết, mùa vụ đánh bắt chính từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Có loài cá mối vạch (có thể đánh bắt được chúng quanh năm), cá trác đuôi dài, cá nục sồ, cá mối thường. NT11- nằm ở phía nam Cù Lao Thu, có độ sâu 50-200 mét. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) là mùa đánh bắt chính, nhưng có thể khai thác quanh năm vẫn được (vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 năng suất giảm). Các loài đánh bắt chính là cá mối vạch, cá trác ngắn, cá mối thường, cá hồng và cá phèn khoai. NT12- nằm quanh khu vực đảo Côn Sơn, đáy cát mịn và vỏ sò. Có độ sâu 25-40 mét. Mùa khai thác chính là giai đoạn giao thời giữa thu sang đông, với các loài cá đánh bắt được là cá nục sồ, cá hồng, cá mối thường, cá chỉ vàng, cá phèn, cá lượng. NT13- nằm ở cửa sông Hậu, có độ sâu 10-12 mét, có thể khai thác quanh năm. Mật độ cá tập trung cao nhất là khu vực cửa sông Hậu. Có cá sạo, cá nhụ, cá trích, cá khế, cá đù nanh, cá hồng đỏ.

Vùng Vịnh Thái Lan có hai ngư trường, gồm: NT14- nằm ở vùng ven bờ biển tây nam Việt Nam. Chỉ sâu khoảng 10-15 mét, có thể đánh bắt với năng suất cao quanh năm. Có các loài cá chính là cá liệt (chiếm 70% sản lượng đánh bắt hàng năm), cá chỉ vàng, cá hồng, họ cá căng, cá lượng. NT15- nằm phía tây nam đảo Phú Quốc, sâu 10-15 mét, cũng có thể khai thác quanh năm với sản lượng cao. Ở đây có các loài cá chủ yếu là cá liệt (chiếm 25-30%), cá chỉ vàng, cá hồng, họ cá căng và cá cơm...

ST

Các tin khác cùng chuyên mục
Đặc sản cá niêng"Quảng ngãi - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 11:20:48 CH
Hầm hô - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 11:20:28 CH
Câu cá - Thú vui điền viên - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 11:19:58 CH
Hương vị quê hương - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 11:19:21 CH
Hồ Ba Bể - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 9:51:49 CH
Cơm Mường Quạ, cá sông Giăng - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 9:50:33 CH
Cá Măng - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 9:50:10 CH
Biển hồ Tơ Nưng - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 9:49:42 CH
Cá ngủ thế nào? - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 9:49:11 CH
Rô nướng mùa mưa - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 9:48:40 CH
Website hữu ích
Website liên kết
Mua 1 cần Tenryu, tặng 1 dây Tenryu
 
Diễn đàn câu cá 4so9
 Đồ câu nội địa Nhật bản
Diễn đàn Vietnam Angling
Trang chủ
Thư viện HFC
Video Clip
Thư viện ảnh
Thông báo từ ban chủ nhiệm
HanoiFishing
Diễn đàn
© HanoiFishing.com - Ghi rõ nguồn nếu phát hành lại thông tin từ website này.