Luận về mồi câu cá chép

LUẬN VỀ MỒI CÂU CÁ CHÉP

Cách làm mồi câu cá Chép, dân câuchuyên nghiệp khi thấy bài viết này có thể coi như “vớ vẩn”, vì là thứ chán ngấy đối với họ.

Bài mồi câu của tôi được đúc kết qua sự nghiên cứu đặc điểm sinh học của Chép, kết hợp một số nhận định riêng của mình. Tôi không cho rằng cách làm mồi của tôi là tuyệt vời nhất mà chỉ là đôi chút khiêm nhường mà thôi.

Tôi mong muốn rằng dân câu ở mọi nơi nên cởi mở hơn để tranh luận về mồi câu cá Chép. Dĩ nhiên tôi luôn luôn hiểu nó là “Cơm gạo” và là “Gia truyền” không ai muốn nói ra cho người khác biết.

Đối với riêng tôi, mồi câu cá chép ta có 2 cách:

Thứ nhất, không bao giờ tranh luận khi ta chỉ hiểu 1 chút hay không hiểu gì hết về mồi câu cá chép, vậy thì cách này coi như bỏ qua. (Có gì làm đấy, cái gì cũng làm – BBT)

Còn cách cuối cùng là: Carbohydrates (Còn gọi là vị ngọt) hay Protein (Như acide amino).

Phần chính của mồi câu là PROTEIN, Protein là 1 Thuật ngữ trong sinh học diễn tả cấu trúc của hợp chất gồm nhiều nguyên tố hoá học giúp cho cơ thể duy trì và tăng trưởng mà trong đó có chất acide amino.

Cá Chép là loài động vật ăn tạp dưới đáy sông hồ, nó ăn nhiều thứ từ thực vật lẫn động vật. Tôi có thể nói mà không cần dẫn chứng khoa học là hình như có sự tương quan giữa nhiệt độ nước và thực phẩm ưa thích của cá chép. Nước càng ấm thì mồi càng ngọt, nước càng lạnh thì mồi càng có nhiều acid hữu cơ (Organic acid). Dĩ nhiên còn có hàng ngàn yếu tố chọn lựa khác để làm mồi đơn giản hơn.

Đây là 1 sự tranh luận nhiều nhất mà tôi thường lên tiếng, Cá Chép không ăn gì cả hay chỉ ăn rất ít khi mà nhiệt độ nước xuống dưới 10 độ C và thức ăn mà cá chép ăn trong điều kiện này chỉ tiêu hóa dưới 5%, tôi tin ở điều này cho đến khi nào ai chứng tỏ được sự sai lầm mà tôi suy nghĩ.

Khứu giác về hoá chất của cá chép được chứng nhận là 1 giác quan mạnh nhất của nó để chúng tìm thực phẩm.

Có thể đây là lý thuyết của tôi chăng? Những con cá Chép khoẻ mạnh bắt buộc phải được cung cấp, bổ xung các chất dinh dưỡng giầu protein cho cơ thể và cũng là chất mà nó bị bắt buộc phải đi tìm để ăn hay để thử tìm trong các mồi câu. Có thể đó là động cơ thúc đẩy nó để đi tìm nguồn thức ăn cần thiết hoặc là không ăn thứ vô bổ cho cơ thể của nó.

Vậy theo tôi: Công dụng và hấp dẫn nhất cho nguồn thức ăn của cá chép có thể là Chitin? Đây không hẳn là chất nhiều năng lượng hay thèm muốn của cá chép, Chitin là giác tố và chính là chất Nitrogen chứa đựng thành phần Polysaccharide. Bạn có thể hiểu là Chitin là 1 chất tạo nên các vỏ, vẩy, xương, sừng trong loài vật.

Chitin là hợp tố đôi nó đứng hàng thứ nhì trong cấu trúc vật thể trên trái đất, nó làm tăng thêm sức hoạt động của gan mà nơi đó bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể và giúp cho cấu trúc cơ thể cá Chép tăng trưởng. Cá chép luôn luôn mê say chất đường Glucose hay những chất Polysaccharides khác có liên quan gần đến Chitin. Chitin bị phân giải bởi chất acid trong chuỗi liên kết của nó.

Tôi cho là nguồn cung cấp nhiều và rẽ nhất chứa Chitin là Men chua (Brewers yeast). Trong men chua có Chitin, nhiều Protein và lẫn chủng Vitamin B của nhóm NiacinPhosphorus để nó hổ trợ cho sự tiêu hóa.

Vậy chất đầu tiên rất cần thiết làm mồi là chất MEN CHUA.

Chất vị dẫn dụ cá chép hay nhất là cái chi? Trong thực vật và riêng Capsaicin một chất chuyển hóa của CAPSICUM (Ớt) có chứa phần lớn chất vị tinh dầu lôi cuốn từ xa. Đó có thể là chất vị hấp dẫn cá Chép nhất. Một số thực vật như trái ớt đỏ (Riêng đối với tôi là công dụng nhất), cây thuốc lá, quả cà chua, trái cà pháo, và củ khoai tây tất cả đều hữu dụng làm mồi câu cá chép, còn số thực vật khác như hạt tiêu thì lại không có mùi vị chi đối với cá chép vì nó là thứ acid amino trung hòa. Thí dụ như Capsicum hay tinh chất cay nóng trong ớt là 1 hợp chất trong nhóm Vanilloid mà nó có phản ứng với acid Amino betain, cơ thể con người cũng có nhiều chất BETAIN như khi ta nôn mữa hoặc còn gọi là acid hydrrochloric (Acid trong bao tử). Cá chép không có bao tử làm việc như người nên nó cần bổ xung chất men đó ngoài thiên nhiên.

Có thể có sự nhầm lẫn trong mùi vị như sau: Mùi vị của Vanilla hay mùi vị nồng của mồi câu đều không có hiệu quả cho cá chép, vì cá chép không nếm được những vị đó. Cá chép chỉ nhận biết được mùi vị khi chuyển hóa được những mùi vị đó thành chất Protein mà nó cần có để ăn, nghĩa là khi cá chép nhận được những mùi vị đó mà có thể chuyển hoá thành phần cơ cấu hoá học có chất Protein thì nó mới ăn.

Những hương vị lôi cuốn khác như hạt Kola, rễ cam thảo, rễ bạc hà không phải thuộc loại thực vật thuộc vào họ như Cây Ớt.

Vậy nguyên liệu thứ nhì để làm mồi theo tôi nghĩ là ỚT Đỏ (Ớt bột hay ớt nước) nghĩa là có chất Capsicum.

Đừng nhầm lẫn chất Vịhương liệu, nhóm cấu trúc phân tử hương liệu không hấp dẫn được cá chép, vì cá Chép và các nhóm cá Teleosts khác được thiên nhiên ban cho cơ thể nó 1 hệ thống khám phá vi diệu về hoá học trong môi sinh để khỏi lầm lẫn hương liệu và chất vị chung quanh nó. Một số chất vị coi như là mùi hấp dẫn như Caffein, acid Saicylic, mùi của long não, acid Cinnamic (Quế), củ nghệ, Anethol (Hoa hồi) Tanin (Chất chát của trà), acid Garlic (Tỏi), Vanillin, acid AscorbicNiacin là nhóm phân giải của chuỗi PHENOLIC thường làm khó chịu đến vị giác của cá Chép, nên tốt nhất đừng bao giờ dùng đến các chất trên.

Đặc biệt Tỏi không có hiệu quả đối với cá Chép mà chỉ hiệu quả đối với cá Trê ở Bắc Mỹ. Allicin là mùi vị chính của Tỏi và không có mùi khi chưa bị đật nát để toả tinh dầu khó chịu vào không khí..Tôi thường dùng Tỏi để câu cá Trê rất là hiệu quả, như thế không nên dùng mùi vị Tỏi để câu cá Chép nếu không tuyệt đối cần thiết.

 

Dù trong Men chua có chưa nhiều Protein nhưng vẫn không đủ liều lượng cần thiết để cho cá chép ăn, cho nên ta phải cần có thêm nguồn Protein khác cho vào mồi . Trong thức ăn hộp dùng nuôi mèo là có nhiều chất Protein nhất và giá cả lại rẻ nữa, trong nguồn thực phẩm cho mèo này có chứa đựng hầu như tất cả acid amino và lại cân bằng được đòi hỏi của sức tăng trưởng của cá Chép.

Bây giờ tới phụ liệu của toàn thể mồi câu cá Chép, tôi không thích dùng đậu nành bởi vì nó có nhiều bất tiện trước khi dùng và sau khi đã trộn lẫn với các phụ liệu khác.Tôi đặc biệt thường dùng mật bắp (Corn syrup) hơn, trong các phụ liệu để trộn lẫn thì tôi khuyên nên dùng thứ này.

Có phải tôi luôn luôn tự hỏi chất amino này tốt hơn chất amino khác? Không phải vậy đâu, chỉ thắc mắc cái nào rẻ nhất để dùng làm mồi câu mà cũng có hiệu quả như nhau, thí dụ như Betainacid hydrochloric. Thường Betain dễ chuyển hóa từ Protein nguyên chất.như tóc con người và acid hydrochloric, thử lấy tóc cho vào acid này thì sẽ thấy acid bị trung hòa tác dụng, tôi chưa bao giờ thử việc này mà chỉ hình dung ra như thế. Bạn có thể hỏi mấy ông thợ hớt tóc xem sao? Có thể mấy ông đó có bí mật về cách pha chế mồi câu chăng ? (Cười chút chơi). Nguồn Betain thường có trong hạt cỏ đuôi ngựa, hạt mầm, củ cải đường, trong đó chứa tập trung nhiều Capsicum, hạt COLA, và rễ cây Cam thảo. Ngoài ra cũng chắc chắn có chất Betain trong cây Bạc hà, Lúa mì, cây Hoắc hương, và cỏ Thi. Chỉ có 1 thứ không phải thực vật đó là Men chua, bạn có để ý tôi thường lập đi lập lại những thứ trên đây không?

Mặt khác tôi thường dùng 1 phụ gia bí mật, đừng nói cho ai biết cả, chất chống acid (Antiacid) như Biệt dược TUMS và ROLAIDS đây là những chất làm giác quan bén nhậy thứ tư của hệ thống khám phá của cá chép nhận biết. Cá chép có hệ thống giác quan dọc hai bên thân nó có thể khám phá ra hóa chất từ rất xa trong những cây thực vật nêu trên. Nếu bạn tin như tôi thì cũng nên thay đổi phụ liệu TUMS hay ROLAIDS bằng ALKA-SELTZER.

Sao? Sau khi bạn đọc xong bài này bạn thấy có chán không? Nhưng đối với tôi thì tôi thích thế. Tôi rất vui lòng thử các lý thuyết mồi câu của các bạn nếu bạn câu được cá.

Biên dịch và hiệu đính - PHẠM ĐÌNH NAM.

Các tin khác cùng chuyên mục
Những ngư trường ở biển Việt Nam - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 11:21:14 CH
Đặc sản cá niêng"Quảng ngãi - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 11:20:48 CH
Hầm hô - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 11:20:28 CH
Câu cá - Thú vui điền viên - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 11:19:58 CH
Hương vị quê hương - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 11:19:21 CH
Hồ Ba Bể - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 9:51:49 CH
Cơm Mường Quạ, cá sông Giăng - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 9:50:33 CH
Cá Măng - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 9:50:10 CH
Biển hồ Tơ Nưng - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 9:49:42 CH
Cá ngủ thế nào? - Cập nhật lần cuối 25/04/2009 9:49:11 CH
Website hữu ích
Website liên kết
Mua 1 cần Tenryu, tặng 1 dây Tenryu
 
Diễn đàn câu cá 4so9
 Đồ câu nội địa Nhật bản
Diễn đàn Vietnam Angling
Trang chủ
Thư viện HFC
Video Clip
Thư viện ảnh
Thông báo từ ban chủ nhiệm
HanoiFishing
Diễn đàn
© HanoiFishing.com - Ghi rõ nguồn nếu phát hành lại thông tin từ website này.