Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học Italia và Israel, 8 “cánh tay” của bạch tuộc có khả năng vận động linh hoạt gần như theo mọi hướng, cho phép chúng tùy ý uốn cong hay xoắn lại. Khi ăn, chúng sử dụng những cơ “tay” linh động để tạo thành khớp nối tạm thời có chức năng tương tự như khớp tay người.
Quan sát hoạt động cơ “tay” của bạch tuộc, nhóm nghiên cứu phát hiện mỗi “cánh tay” thực hiện 2 động tác co cơ nối tiếp nhau và khi đầu “cánh tay’ đụng phần “bả vai” sẽ hình thành “khuỷu”. Loài vật có tài ngụy trang này sử dụng kỹ thuật trên để tạo thành “cánh tay” có 3 khớp, giống như vai, khuỷu và cổ tay của người. Đây là cơ chế đơn giản và tối ưu để điều chỉnh độ dài các “ống tay” theo vị trí thức ăn mà chúng muốn túm lấy. Những chiếc vòi được điều khiển bằng các khớp như thế này là cách tốt nhất để bạch tuộc có những bước “đi” vững vàng.
T.Trúc