Cá kiếm - Swordfish, Broadbill Swordfish
Tên khoa học: Xiphias gladius (Linnaeus, 1758)
Họ: Xiphiidae (Swordfish)
Bộ: Perciformes
Lớp: Actinopterygii (ray-finned fishes)
Các loài các kiếm và cá cờ sống nổi ở tầng trung trên các vùng biển nhiệt đới và ôn đới khắp thế giới. Đây là loài cá có thân tròn, kiếm dài. Các phương pháp thường được sử dụng để khai thác các loài cá này là câu vàng và phóng lao (tên). Uỷ ban quốc tế bảo vệ cá ngừ vùng Đại Tây Dương chịu trách nhiệm quản lý sản lượng đánh bắt các loài cá này.Thịt của nó mềm và có hàm lượng mỡ cao. Người châu Âu và Mỹ thích ăn món giống như bít tết, trong khi đó người Nhật thì thích ăn chúng như món sashimi hay nướng.
Kích thước tối đa : Chiều dài toàn bộ:455 cm; trọng lượng tối đa được công bố: 650 kg.
Môi trường: biển khơi; sống di cư; biển; độ sâu: 0 – 800m.
Khí hậu: nhiệt độ từ 5 – 27oC, 60oN – 45oS.
Tầm quan trọng : đối với nghề cá: có giá trị thương mại cao; câu cá giải trí.
Khả năng phục hồi của quần đàn: Gấp đôi thời gian tối thiểu của quần đàn: 4,5 - 14 năm (rm = 0,076; K = 0,23;tm=5-6; tmax =9).
Phân bố: Phân bố trên các vùng biển nhiệt đới, ôn đới và một vài vùng nước lạnh bao gồm Địa Trung Hải, Marmara, Biển Đen và Biển Azov. Là loài có tính di cư cao, Phụ lục 1 của Công ước quốc tế về Luật biển 1982.
Đặc điểm hỡnh dỏng: Tia vây lưng cứng: 0-0; Tia vây lưng mềm: 38-56; Tia vây hậu môn cứng: 0-0; Tia vây hậu môn mềm: 16-18. Màu nâu hơi đen nhạt dần chuyển sang màu nâu sáng ở dưới; vây lưng thứ nhất với màng màu nâu hơi đen, các vây khác có màu nâu hay màu nâu hơi đen. Hàm trên kéo dài như mũi kiếm thẳng và dài, không có vây ngực.
Đặc điểm sinh học: Sống ở vùng biển khơi nhưng thỉnh thoảng sống ở vùng nước ven bờ và ở dưới tầng đột biến nhiệt (200-1.000m), nhiệt độ thích hợp từ 180C – 220C. Ấu trùng của loài này thường sống ở nhiệt độ trên 240C. Vào mùa hè chúng di cư đến những vùng nước lạnh và quay ngược trở lại vùng nước ấm vào mùa mưa. Đối với cá trưởng thành, có nhiều cơ hội để chúng chọn lựa thức ăn vì mồi ăn của chúng phân bố rất rộng từ bề mặt biển xuống đáy biển. Cá kiếm thường sử dụng kiếm nhọn để giết mồi. Thức ăn chủ yếu của chúng là cá, ngoài ra chúng cũng ăn các loài giáp xác và mực. Sản phẩm chế biến từ cá kiếm thường là hàng cấp đông, chế biến sashimi hay phi lê. Cá kiếm lớn có thể tích luỹ một lượng lớn thuỷ ngân trong thịt. Thời kỳ sinh sản của chúng kéo dài suốt mùa xuân ở biển Sargasso thuộc vùng biển Đại Tây Dương. Các cá cái lớn nhanh nhất. Việc xác định tuổi của loài cá này rất khó do sỏi thính giác (đá tai) rất nhỏ và vẩy của nó dễ bị bong mất khi chúng trưởng thành. Vòng tuổi đã được tính toán thành công dựa trên các vạch của tia vây. Trứng nổi trên mặt nước và có kích thước1,6 - 1,8mm, kích thước ấu trùng mới nở dài 4mm. Kiếm của chúng hình thành rõ rệt khi đạt đến 10mm chiều dài và cá con luôn nổi trên tầng nước phía trên, trưởng thành rất nhanh và trở thành động vật ăn thịt rất phàm.
Cá cờ sọc (cá buồm) - Striped Marlin
Tên khoa học: Tatrapturus audax (Philippi, 1887)
Họ: Istiophoridae (Billfishes)
Bộ: Perciformes
Lớp: Actinopterygii (ray-finned fishes)
Cá cờ sọc sống ở các vùng biển Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và vùng nước ôn đới. Thân cá phẳng, mũi kiếm dài và hình dáng bên ngoài tròn. Có 11 loài cá cờ khác nhau từ loài cá cờ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cá cờ sọc đến cá cờ vây xanh.… Cá cờ Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương có vây lưng rất khác biệt và là một trong những loài có vây lưng lớn nhất, tốc độ bơi khoảng 120 km/giờ. Thức ăn chính của cá cờ sọc là cá và động vật chân đầu. Do vây lưng của cá cờ sọc rẽ nước trong lúc bơi trên bề mặt biển nên ngư dân thường dùng kỹ thuật phóng lao để bắt chúng. Câu vàng cũng là một trong những phương pháp được dùng để khai thác cá cờ sọc. Uỷ ban quốc tế bảo vệ cá ngừ vùng biển Đại Tây Dương chịu trách nhiệm quản lý sản lượng đánh bắt loài này. Người châu Âu và Mỹ thích món bít tết làm từ cá cờ sọc, trong khi đó người Nhật thích ăn món sashimi hay nướng. Ngoài ra, cá cờ sọc còn hay được chế biến thành món patê cá.
Kích thước tối đa: Chiều dài toàn bộ :420 cm; trọng lượng tối đa được công bố : 440 kg.
Môi trường: Sống ở biển khơi; di cư; biển; độ sâu: 0 – 100m.
Khí hậu: Cận nhiệt đới từ 45oN – 45oS.
Tầm quan trọng : đối với nghề cá: thương mại; Câu cá giải trí
Khả năng phục hồi của quần đàn: Gấp đôi thời gian tối thiểu, trung bình của quần đàn: 1,4 – 4,4 năm (rm = 0,09; K = 0,2-0,6;tm=2-3).
Phân bố: Phân bố ở các vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới của vùng biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Thỉnh thoảng cũng tìm thấy chúng ở vùng biển mũi Hảo Vọng Đại Tây Dương. Đây là loài có tính di cư cao. Phụ lục 1 của Công ước quốc tế về Luật biển 1982.
Sự phân bố của cá cờ sọc ở vùng biển Thái Bình Dương rất độc đáo so với các loài cá cờ và cá ngừ khác, theo đó đường di cư của chúng tạo ra hình móng ngựa từ Tây Bắc Thái Bình Dương qua Đông Thái Bình Dương rồi xuống Đông Nam Thái Bình Dương. Ở Ấnở Độ Dương, loài cá này phân bố dày ở các vùng biển xích đạo với mật độ tập trung cao hơn như vùng Đông châu Phi, phía Tây biển Ả Rập, Vịnh Bengal và ngoài khơi Tây Bắc Ôxtrâylia.
Đặc điểm hỡnh dỏng: Tia vây lưng cứng: 0-0; Tia vây lưng mềm: 42-48; Tia vây hậu môn cứng: 0-0; Tia vây hậu môn mềm: 18-24. Trên thân cá có màu xanh đen ở trên và màu trắng bạc ở dưới, với khoảng 15 dòng kẻ sọc có màu xanh côban, vây lưng đầu tiên có màu xanh đậm, các vây khác có màu nâu đậm, một vài vây có màu xanh hơi sẫm; các chân vây hậu môn màu trắng bạc.
Đặc điểm sinh học: Là loài sống ở tầng mặt thường xuất hiện ở bên trên tầng nước có đột biến nhiệt độ. Cá cờ sọc thường sống ở vùng nước lạnh hơn so với các loài cá cờ vây lưng đen (Makaira India) và cá cờ xanh (Makaira mazara) và là loài đông nhất và phân bố rộng nhất trong số các loài cá thuộc họ cá cờ. Càng xa thềm lục địa, quần đàn của chúng càng lớn hơn, thường chỉ thấy chúng ở gần bờ tại những nơi có độ sâu thay đổi. Chúng thường bị phân tán ở các khoảng cách xa nhau và ăn các loài cá, giáp xác và mực. Ngư dân cũng dùng lao để đánh bắt loài cá này. Thịt của chúng ngon nhất trong tất cả các loài cá cờ, được dùng làm sashimi và sushi. Các sản phẩm chế biến từ cá cờ sọc hầu hết là cấp đông, đôi khi cũng được tiêu thụ dưới dạng tươi, hun khói rồi cấp đông.
Cá cờ vây lưng đen (cá cờ gòn) - Black Marlin
Tên khoa học: Makaira indica (Cuvier, 1832)
Họ: Istiophoridae (Billfishes)
Bộ: Perciformes
Lớp: Actinopterygii (ray-finned fishes)
Là loài cá nổi tự do. Cá cờ vây lưng đen có hình dáng dài và thon với cái trán dốc đứng và mũi giống cái xiên rất nhọn và dài. Toàn bộ thân cá có màu xanh ánh bạc với khoang bụng có màu trắng, tuy thế chúng có thể biến đổi màu toàn bộ cơ thể thành màu đen đậm khi ngụp lặn. Mặt cắt ngang của phần mõm nhô ra có hình tròn và ngắn hơn chiều dài của đầu.
Cá cờ vây lưng đen là loài cá cờ phổ biến nhất ở phía châu Phi. Loài động vật ăn thịt nhanh nhẹn này sẽ ăn hầu như bất kỳ loài cá nào, đặc biệt là cá thu ngàng, cá heo, cá gấm, cá trác và mực. Chúng dùng mũi nhọn để đâm mồi. Đây là loài cá duy nhất thường bị đánh bắt ở độ sâu từ 400 – 1.000m.
Đây cũng là đối tượng của nghề cá giải trí, người ta đánh bắt chúng ở biển sâu bằng cách nhử mồi. Ngày càng có nhiều người tham gia nghề cá giải trí đánh dấu cá cờ bằng thẻ ghi và thả ra biển cho mục đích nghiên cứu khoa học.
Kích thước tối đa: Chiều dài toàn bộ:465 cm; trọng lượng tối đa được công bố: 750 kg.
Môi trường: biển khơi; sống di cư; biển; độ sâu: 0 – 915 m.
Khí hậu: Cận nhiệt đới từ; 15 – 300C; 45oN – 45oS.
Tầm quan trọng: đối với nghề cá: thương mại; câu cá giải trí
Khả năng phục hồi của quần đàn: Gấp đôi thời gian tối thiểu, trung bình của quần đàn: 1,4 – 4,4 năm (K = 0,47(?); Khả năng sinh sản = 67 triệu trứng; ước tính tm>2).
Phân bố: Phân bố ở các vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thỉnh thoảng chúng cũng vào vùng biển ôn đới. Nhiều cá thể lang thang di cư vào vùng biển Đại Tây Dương qua đường mũi Hảo Vọng, nhưng không chắc là sinh sản tại đây. Là loài có tính di cư cao. Phụ lục 1 của Công ước quốc tế về Luật biển 1982.
Đặc điểm hình dáng: Tia vây lưng cứng: 0-0; Tia vây lưng mềm: 39 - 50; Tia vây hậu môn cứng: 0 - 0; Tia vây hậu môn mềm: 16 - 21. Trên thân cá có dải màu xanh đậm ở trên, dải màu trắng bạc ở dưới, đôi khi có các đường sọc màu xanh sáng; vây lưng đầu tiên có màu hơi đen ngả sang màu xanh đậm, các vây khác có màu nâu đậm với một vài mảng màu xanh đậm nhẹ.
Đặc điểm sinh học: Thường sống ở tầng nước mặt có nhiệt độ đột biến, gần bờ, đảo và các rạn san hô. Thức ăn chủ yếu của loài này là cá, mực nang, mực tuộc, giáp xác cỡ lớn và cá ngừ nhỏ. Thịt cá cờ đen là thực phẩm có chất lượng cao; sản phẩm được ướp lạnh hay cấp đông và dùng làm sashimi.
Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn