Gian nan nghề săn bắt trùn

Đội ngũ chuyên săn bắt trùn cũng tăng đáng kể, lên đến hàng trăm người, có cả những dân săn từ miền Tây ngược về đây.

Không nhiều người biết, những người nông dân đào kiếm kế sinh nhai từ con trùn cũng lắm bấp bênh, thăng trầm, cực nhọc.

Nhọc nhằn nghề săn trùn biển

Ngoài nhu cầu trùn của các bến bắt xa bờ tăng, nhu cầu mua của các khu sinh thái, khu du lịch có kinh doanh câu cá giải trí cũng tăng, nhiều khi không đủ trùn đáp ứng.

Từ đội quân bắt trùn chỉ dăm bảy người, vài năm trở lại đây, hàng trăm người tham gia vào đội quân bắt, thu mua cung cấp trùn biển ở Vũng Tàu.

Các tỉnh thành Sài Gòn, Bình Thuận, Đồng Nai, thậm chí cả miền Tây cũng về lấy mối.

Về Vũng Tàu, chỉ cần hỏi những chuyên gia đào trùn như anh Hai, Nhật, Hải thì dân trong nghề đều phải ghi nhận thành tích đeo bám đáng kể của các tay thợ này.

Họ có trên dưới mười năm trong nghề. Có nhà từ đời cha tới đời con lên đường ra biển đào trùn như anh Nhật (đường Võ Thị Sáu).

Cũng ở con đường này, ngay khu phố 2, lúc thịnh nhất có tới hơn 20 hộ tham gia đội ngũ đào trùn. Hiện nay còn trên dưới 10 hộ.

Anh Hai, một trùm có thâm niên đào trùn xấp xỉ 15 năm, kể lại: Thoạt đầu chỉ nghĩ ra biển kiếm trùn về cho cá nuôi trong ao nhà người em. Lúc này, cả Vũng Tàu cũng chỉ có dăm bảy tay đào trùn, chủ yếu vì nhu cầu gia đình nuôi thuỷ cầm, thả cá mà kiếm nguồn thức ăn cho vật nuôi nên đi bắt.

Cùng trò chuyện thì hiểu được có nhu cầu thực tế từ các thuyền câu xa bờ. Mọi người cùng bảo nhau phần bắt cho nhà, phần bán cho thuyền câu.

Những ngày đầu anh Hai kể, một tay đào trùn, nuôi được cả nhà từ vợ tới con.

Bây giờ hàng trăm người đổ xô đi đào trùn. Số trùn không tăng, người tăng nên thu nhập ít đi.

Có những năm đỉnh chừng cách đây hai, ba năm, săn trùn hàng tháng thu được năm triệu chẳng mấy khó khăn.

Bây giờ, vật giá tăng, nhưng mỗi tháng kiếm được hai triệu là nhiều.

Nhiều ngư dân, nông dân ở Vũng Tàu vẫn cho rằng, nghề đào trùn ngon ăn, vì không cần vốn, không cần trình độ, đầu tư.

Sức khoẻ thì dân biển có thừa, chỉ đào mỏ từ thiên nhiên. Thực tế không phải vậy. Công cụ lao động của họ chỉ là đôi tay để bắt, chân để lội.

Nhưng không ít người mới vào nghề chịu những tháng ngày dài bị ghẻ nước ăn chân, tay sưng tấy, bóc da bóc thịt vì mò mẫm nhiều trên đồng nước lợ;

Nhiều buổi đi về tay không vì không biết cách, chưa có kinh nghiệm cũng là thường.

Vượt qua những ngày đầu, chịu khó, thêm kinh nghiệm thất bại và học hỏi từ người đi trước sẽ có kinh nghiệm cho mình – Anh Thắng, một tay săn trùn tuổi còn trẻ, ngoài 20 tuổi nhưng được nhiều đàn anh quý mến vì sự chịu khó thổ lộ.

Thợ săn trùn có kinh nghiệm có thể kiếm bạc triệu vì chỉ nhìn từ xa đã biết có trùn, tách biệt được mùi bùn, mùi trùn thì sẽ đánh hơi được vùng nào có, vùng nào không thì cũng có những người như anh Văn Linh từ Bạc Liêu lên, nhiều hôm về với mấy con loe ngoe lạc đàn rơi vào tay mình.

Không ít người bỏ nghề vì không đủ tiền xăng xe, không có kinh nghiệm chịu khổ và kinh nghiệm săn trùn.

Người thợ săn trùn phải canh con nước mà đi. Bất cứ giờ nào, sáng sớm, nửa đêm nửa hôm, cứ khi thuỷ triều vừa rút là lúc bắt đầu một ngày công của họ.

Ngày công chỉ kéo dài một vài tiếng đồng hồ, tuỳ theo số lượng ít nhiều của trùn, nhưng luôn trong tư thế chân ngâm trong bùn, tay mò trong bùn, đầu sát sàn nước lợ.

Mà con trùn cũng khó chịu, đỏng đảnh luôn trơn tuột. Dân kinh nghiệm thì biết cách đưa theo cát để khi tay nhiều nhớt còn có cát bám lại, dễ bắt hơn.

Những thợ săn trùn tự nhận mình là nông dân cũng vì ý này Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.

Có thương cũng không phú

Đội quân thu mua trùn biển hiện nay ở Vũng Tàu vốn từng là những người trong nghề săn bắt trùn, hiểu được nhu cầu thu mua và cung cấp tới các tỉnh thành miền Nam.

Địa bàn cung cấp trùn biển từ Vũng Tàu khá rộng, nhiều nhất vẫn là ngay tại Vũng Tàu, kế đến là TP.HCM (nhiều khu du lịch câu cá giải trí), Đồng Nai, miền Tây.

Thậm chí trong số khách của Dũng trùn - một đại gia nghề buôn trùn, còn có cả khách nước ngoài ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan mua đưa về nước để làm mồi câu.

Nhưng họ vẫn khẳng định, ông bà bảo phi thương bất phú, thương vẫn bất phú chính là nghề này.

Vào tháng 12 là vào mùa thu mua trùn biển nhộn nhịp với nhiều dịp nghỉ ngơi, lễ tết.

Dân đán bắt cá cần nhiều trùn hơn – đi thuyền nhiều hơn đã đành, dân chơi ở các khu giải trí cũng tăng vụt.

Vào dịp Tết, nhiều ngày không đủ cung cấp trùn cho khách vì thợ về nghỉ gần hết, chị Thảo, bán trùn ở Lê Lai cho biết.

Không như nhiều mặt hàng khác, mặt hàng trùn biển không dự trữ được lâu.

Giỏi lắm, thay nước, đo nồng độ nước bảy mặn, ba ngọt cho giống nước lợ thì trùn sống được đến ngày thứ chín.

Nhưng lúc đó nó cũng mất đi độ béo, độ tanh và màu cũng bớt sáng – là những yếu tố để quyến rũ cá.

Vào những ngày đông khách, những chủ trùn như Dũng, Thắng có thể bán hàng chục kí trùn cho khách (giá mỗi kí khoảng 150.000 đồng).

Nhiều mối từ tỉnh khác lên mua về, bán lại từng con kiếm lãi ở địa phương, giá khoảng 1.000 – 2.000 tuỳ ngắn dài, lớn bé.

Để giữ mối, đại lý trùn Thắng trên đường Lê Lai có những thời điểm kí cả hợp đồng thu mua với những người đi bắt trùn.

Thỉnh thoảng, để tạo thêm mối quan hệ, động viên anh em, Thắng cũng tay bị chân không mò ra đồng bắt cùng.

Dù là thế hệ 8X, nhưng với cách làm năng động, thân thiện của mình, Thắng tạo được nhiều mối quan hệ hai chiều, cả mua lẫn bán.

Công dụng của trùn biển là mồi câu, nhiều người trông qua tưởng dễ phất nhưng sự thực không phải.

Nghề phụ thuộc vào thời tiết. Có những thời điểm cả người đi bắt trùn lẫn chủ trùn cũng treo chân treo tay vì biển động, thuyền không ra khơi, thời tiết xấu không ai đi câu.

Ngoài ra, vốn bỏ ra mua trùn có những ngày tính hàng triệu. Lúc hút hàng có lời đấy, nhưng không ít dịp suýt trắng tay vì cứ quá bảy ngày là trùn chết mất, để lại không được ích gì, chỉ tổ hôi nhà.

Chị Thảo, đại lí trùn trên đường Lê Lai cho biết. Kinh nghiệm để kinh doanh nghề này có chăng chính là rút ra từ thất bại của mình.

Thực tế không nhiều người vượt qua thất bại trong nghề này, đó là lí do ở Vũng Tàu, chủ trùn bám lại, sống khoẻ với nghề chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Còn để giàu được từ nghề bắt trùn, bán trùn thì không tưởng, dù có là đại lý lớn chừng nào chăng nữa.

Vì số khách ruột đã có hạn sẵn, có tăng cũng chỉ nhấp nhỉnh. Chưa kể việc làm không đều tay: Mùa mưa trùn nhiều, nhu cầu ít, ngược lại, mùa khô trùn ít hơn, nhu cầu lại nhiều hơn!.

Bên cạnh đó, hơn 10 năm nay, những cánh đồng như Long Sơn, Gò Đăng, Hội Bài đã dần bị thợ săn săn hết số lượng đáng kể, số trùn sinh trưởng không còn nhiều như xưa.

Điều những người đã lỡ bám nghề, tiếp tục bám nghề, vì nhiều mối quan hệ làm ăn cũng là bạn bè, từng cùng nhau sớm tối trên đồng nước lợ, không nỡ bỏ.

Để đối phó, chủ đại lý Thắng còn tự nghiên cứu, tìm tòi cách tạo điều kiện để trùn giống có thể sinh sản được.

Tuy nhiên, chưa có lý thuyết sách vở cũng như chưa có kinh nghiệm của người đi trước nên còn khó khăn.

Ở đâu có người chỉ vẽ anh sẵn sáng đến. Đó là cách nuôi nghề lâu dài hơn cả bởi tài sản của thiên nhiên không bao giờ vô hạn.

Theo VNN

Các tin khác cùng chuyên mục
Bác Ba Phi:Ếch đờn vọng cổ - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 4:56:09 CH
Chọn điểm câu sông, suối - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 4:55:25 CH
Cứu cá heo trôi dạt vào bờ - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 4:54:13 CH
Cắm trại trong rừng Úc - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 4:53:28 CH
Hoang dã đảo Ngọc - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 4:51:35 CH
Bác Ba Phi: Chuyện rắn hổ mây tát cá - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 4:45:26 CH
Bác Ba Phi - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 4:44:15 CH
Tìm hiểu về hiện tượng EL NINO - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 4:42:51 CH
Cách chọn điểm câu cá Chép sống ở hồ câu theo mùa - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 4:40:10 CH
Website hữu ích
Website liên kết
Mua 1 cần Tenryu, tặng 1 dây Tenryu
 
Diễn đàn câu cá 4so9
 Đồ câu nội địa Nhật bản
Diễn đàn Vietnam Angling
Trang chủ
Thư viện HFC
Video Clip
Thư viện ảnh
Thông báo từ ban chủ nhiệm
HanoiFishing
Diễn đàn
© HanoiFishing.com - Ghi rõ nguồn nếu phát hành lại thông tin từ website này.