Câu cá xuyên đại dương

Ông tên là Võ Văn Ghinh, nhưng những bạn câu thường chỉ gọi ông một cách đơn giản là ông Sáu Việt kiều. Mỗi năm, ông chỉ ở Mỹ có một tháng, thời gian còn lại là ở Việt Nam. Ông giải thích: Ở Mỹ mà đi câu thì rất tốn kém, lại không thú vì phải cuối tuần may ra mới gặp bạn. Còn ở Việt Nam thì muốn câu cả tuần cũng có thể có bạn. Câu từ vực Dân ghiền câu thì không hiếm, nhưng đam mê như ông thì không nhiều. Năm năm trước, hồi ông cũng đã ở tuổi 60, ông từng một thân một mình xách cần ra Hàm Tân, Phan Thiết xin theo ghe của ngư dân để câu cá. Một chủ ghe, khi nghe ông nài nỉ sẽ chịu tiền dầu, tiền ăn cho ghe để đi theo, đã cộc lốc: 15 ngày một chuyến, có theo nổi không?.

Thực tế thì ông đã theo nổi không chỉ một mà đến 6 chuyến như vậy. Đến nỗi vợ con ông phải khuyên ngăn chuyện ông trở thành một bạn câu thứ thiệt của Bình Thuận. Không chỉ có bắt quen với dân câu Bình Thuận, ông còn làm thân với một số ngư dân Long Hải, Nha Trang… Có lần, khi qua Úc thăm một bà chị, thấy người ta đi câu ở các đảo, ông ở lại đến… 6 tháng để câu. Ông kể: Ở Newcastle, khi câu phải ra một triền dốc lài xuống khoảng 30 độ, phía dưới là vực. Để đi xuống, phải dùng một sợi dây thừng lần xuống, lỡ có bị sụt đất thì cũng còn có cái để bảo toàn mạng sống!. Phía dưới vực là những con sóng dữ vỗ vào ghềnh, những đàn cá sửu cũng theo đó mà vô sát bờ. Cần câu không cầm ở hai tay mà được cắm xuống đất rồi cột dây, bởi hai tay còn phải thủ sợi thừng… Như tàu du lịch năm sao Ở Mỹ, có lần vì quá nôn nóng đi tới những điểm câu, ông đã bị cảnh sát Mỹ phạt vì cái tội chạy quá tốc độ. Ông thường dùng xe đi câu ở một hồ nước mặn cách California khoảng 300km hoặc xuôi tàu xuống San Diego để từ đó qua vịnh Mexico câu cá. Những chuyến đi câu ở Mexico là những chuyến chạy đuổi theo những đàn cá. Tàu câu là tàu của người con rể nên ông có thể cho tàu chạy đến bất kỳ điểm câu nào được thông tin trên những trang web của các công ty dịch vụ câu biển. Không phải cứ việc đến đúng tọa độ được thông tin rồi câu là có thể được cá, phải bắt đầu rà tìm đàn cá bằng hai cần câu chạy. Khi đã phát hiện được đàn cá thì cho tàu dừng máy, thả mồi giữ cá và buông cần. Lúc đàn cá tan phải chạy đón đầu hoặc rà tìm đàn cá khác…

 

Ông Sáu cũng từng nhiều lần đi câu cùng với các công ty dịch vụ câu biển của Mỹ ở vùng vịnh Mexico. Giá của hai ngày câu khá đắt, 510USD, nhưng dịch vụ thì khỏi chê. Tàu như tàu du lịch 5 sao, đầy đủ tiện nghi, còn phục vụ thì ở mức tận răng. Ông Sáu kể: Mỗi lần mình câu được cá là có những người phục vụ đến móc cá lên. Để giữ cho con cá được nguyên vẹn tặng bạn bè ăn sống, mình kêu họ móc ở đầu thì họ móc ở đầu, rất chuyên nghiệp. Cứ mỗi lần như vậy, ông Sáu thường boa cho các anh phục vụ 5USD, nên có anh khá xăng xái mỗi khi ông dính cá. Cá của người nào thì được bấm mã theo của người ấy, sau đó được cho xuống hầm bảo quản nên khi lên bờ vẫn còn rất tươi. Đi câu ở bên ấy thì dễ có cá hơn ở Việt Nam do chính phủ các nước trên bảo vệ nguồn cá rất tốt. Có chuyến ông câu được gần 20 con, đa phần trên dưới 20 kg, các loại yellow tail hay bluefin mà ông bảo ăn sống theo kiểu Nhật rất ngon. Vẫn chưa bằng dân chuyên nghiệp Ở TP. HCM, có lẽ ông là người có nhiều bộ đồ câu biển nhất với 6 - 7 bộ hoàn chỉnh. Cầm chiếc máy câu shimano vàng chóe, loại máy ngang, ông nói: Ở TP.HCM chắc chưa có ai xài loại máy này. Cần câu ông dùng cần paraphit loại nhỏ, chỉ chịu lực 15 - 40 pound, nhưng theo ông, vẫn có thể bắt được loại cá đến 30kg. Ông cũng đã từng bỏ cả nhiều tuần đi câu cá lăng ở suối hay cá bông lau ở sông, nhưng đối với ông, chuyện câu cá thật sự chỉ là câu cá biển. Ông bảo: Câu sông câu hồ là mình chỉ đi vì nể bạn bè thôi, chứ cá sông cá hồ thì mình không chiến đấu với nó. Cá biển chiến đấu rất dữ. Trong chuyến đi câu ở Côn Đảo vào đầu tháng 10 qua, ông là một trong những người ít bị sẩy cá hơn cả. Cái khó cho việc câu cá ở rạn là cá sau khi đớp mồi thường rút vào rạn, rất dễ đứt dây câu, và dây câu thì thường không được quá to để cá không thấy được dây. Ông nói: Tỷ lệ là năm ăn năm thua, khi cá lôi được vào rạn thì san hô, hà sẽ cắt đứt ngọt dây câu. Kỹ thuật là phải uyển chuyển, linh hoạt, lúc cương lúc nhu như đang ghìm cương một con ngựa hoang lần đầu bị thuần phục. Dây to mà bắt cá to là chuyện ai cũng làm được, nhưng dây nhỏ mà bắt cá to mới là nghệ thuật, mới là điều thú vị của môn câu. Ở Mỹ, những tay câu nào dùng dây càng nhỏ mà bắt cá càng to thì càng được nhiều người khen ngợi và các hãng sản xuất dụng cụ câu cá cũng theo đó mà có thưởng. Là dân câu nhưng ông không chấp nhận khái niệm sát cá. Chuyện câu giỏi hay không tùy thuộc rất nhiều vào sự chú tâm học hỏi. Không có chuyện có tay sát cá, ông bảo, hai người cùng ném mồi, nhưng con mồi của ai ngon, mạnh thì cá sẽ ăn trước. Ông nói đã học được nhiều kinh nghiệm khi đi với dân câu chuyên nghiệp Mỹ và các ngư dân chuyên sống bằng nghề câu biển ở Việt Nam, nhưng ở mức muời phần thì chắc chỉ được bốn.
 
Sưu tầm
Các tin khác cùng chuyên mục
Câu cá đá mùa đông ở Hàn Quốc - Cập nhật lần cuối 04/11/2009 1:45:02 CH
Chinh phục những đam mê - Cập nhật lần cuối 24/06/2009 10:19:04 SA
Vũng Tàu, câu cá ngoài khơi... - Cập nhật lần cuối 23/06/2009 11:07:22 SA
Thú câu cá của tôi - Cập nhật lần cuối 17/06/2009 12:16:32 CH
Thú câu cá lóc miền quê - Cập nhật lần cuối 17/06/2009 12:08:44 CH
Thú Câu Cá ở Auckland - Cập nhật lần cuối 17/06/2009 12:04:45 CH
Thú câu cá ở Canada - Cập nhật lần cuối 17/06/2009 11:53:45 SA
Câu tôm tích trên bãi biển một thú vui của tuổi thơ - Cập nhật lần cuối 17/06/2009 11:04:11 SA
Ra bè câu mực lá - Cập nhật lần cuối 17/06/2009 10:47:12 SA
Câu cá sấu - Cập nhật lần cuối 16/06/2009 10:53:08 SA
Website hữu ích
Website liên kết
Mua 1 cần Tenryu, tặng 1 dây Tenryu
 
Diễn đàn câu cá 4so9
 Đồ câu nội địa Nhật bản
Diễn đàn Vietnam Angling
Trang chủ
Thư viện HFC
Video Clip
Thư viện ảnh
Thông báo từ ban chủ nhiệm
HanoiFishing
Diễn đàn
© HanoiFishing.com - Ghi rõ nguồn nếu phát hành lại thông tin từ website này.