Vì sao trên đường cao tốc lại không có đèn ?

Trên những con đường bình thường, thông thường đều có đèn chiếu sáng. Tuy nhiên, độ chiếu sáng của đèn đường rất thấp mà còn sinh ra hiện tượng tán xạ ánh sáng, dễ làm cho các lái xe loá mắt. Nhiều khi làm cho họ khó nhận biết được các biển báo giao thông, các vạch chỉ đường và chướng ngại vật trên đường. Trên đường cao tốc, lượng xe đi lại lớn, tốc độ cao, yêu cầu chiếu sáng cao, nếu do đèn đường chiếu mà làm ảnh hưởng đến sự quan sát của người lái xe thì sẽ gây ra tai nạn giao thông. Vì vậy, ngoài các trạm xăng dầu, trạm sửa chữa và trạm khống chế tốc độ trên các đoạn đường thì trên đường cao tốc thường không dùng đèn đường để chiếu sáng. Mặc dù vậy, việc lái xe trên đường cao tốc vẫn rất thuận lợi. Đó là vì người ta thường sử dụng một loại biển hiệu mới là dụng cụ phản quang và các thiết bị phản quang được tạo ra từ kính lồi gắn lên trên các biển báo giao thông ở bên đường, gắn trên các vạch chỉ đường. Bình thường thì chúng không phát sáng, chỉ khi gặp ánh sáng mạnh của đèn ô tô chiếu vào, những thiết bị phản quang này mới hội tụ các tia sáng và phản xạ tới mặt người lái xe. ánh sáng phản xạ của loại thiết bị phản quang này mạnh hơn sơn thông thường gấp trăm lần, khoảng cách phản xạ có thể lên tới 1.000 m, hay nói cách khác là các lái xe có thể nhìn thấy các điểm phản quang này ngoài 1.000 m, ngoài cự ly 400 m, có thể phân biệt được mầu sắc, hình dạng và ký hiệu của biển báo này ở cự ly trên dưới 200m và còn có thể nhìn rõ chữ trên biển báo. Chúng giống như viên ngọc phát sáng trên đường cao tốc, đảm bảo an toàn sức khoẻ và tính mạng cho người đi đường vào buổi tối.

Kính phản quang lồi là kính quang học có tỷ suất khúc xạ rất cao được dùng để gắn vào vành kim loại của các vật tạo thành. Đường kính của kính lồi chỉ bằng một nửa đường kính sợi tóc của con người. Thông thường, phản xạ của vật thể trên đường đối với ánh đèn là phản xạ tự do, không có quy tắc, hay nói cách khác, phần lớn ánh sáng đều phản xạ ra xung quanh, chỉ có một phần nhỏ trở về nguồn phát sáng. Vì vậy, mức độ nhìn thấy là rất thấp. Màng phản quang sau khi chịu chiếu xạ của màng kim loại làm cho các tia sáng song song hội tụ định hướng đến nguồn sáng của vật, làm cho những mặt phẳng của vật thể bị chiếu xạ có thể được nhìn rõ. Vì vậy, màng phản quang có thể phát sáng rực rỡ trong bóng tối mà bản thân nó không cần phải hao phí năng lượng.

Hiện nay, các loại thiết bị phản quang kiểu mới này không chỉ được dùng trên các đoạn đường cao tốc mà còn được dùng trong đồng phục của cảnh sát giao thông, nhân viên môi trường… Nó sẽ phát huy tác dụng rất lớn.

Hoàng Hoa-http://irv.moi.gov.vn

trích từ KHCN số tháng 11/2006 (trang 53)

Các tin khác cùng chuyên mục
Câu kéo phiêu lưu ký - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 5:26:58 CH
Đầm Ô Loan - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 5:25:01 CH
Bác Ba Phi: Chuyện câu cá sấu - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 5:23:35 CH
Rượu Ngán – Yên Hưng, Quảng Ninh - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 5:21:40 CH
Cặp câu đăng - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 5:20:24 CH
Canh cá thuyền chài - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 5:19:26 CH
Các món ngon từ cá diếc - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 5:18:53 CH
Vì sao thềm miệng của ếch lúc phồng lúc bẹp? - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 5:18:10 CH
Rau lang chấm mắm cáy - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 5:17:38 CH
Vì sao ếch đực kêu rất to? - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 5:16:57 CH
Website hữu ích
Website liên kết
Mua 1 cần Tenryu, tặng 1 dây Tenryu
 
Diễn đàn câu cá 4so9
 Đồ câu nội địa Nhật bản
Diễn đàn Vietnam Angling
Trang chủ
Thư viện HFC
Video Clip
Thư viện ảnh
Thông báo từ ban chủ nhiệm
HanoiFishing
Diễn đàn
© HanoiFishing.com - Ghi rõ nguồn nếu phát hành lại thông tin từ website này.