Mắm rươi

Theo Đại từ điển Việt Nam, rươi thuộc họ giun chân đốt, thân nhiều tơ nhỏ, sống ở vùng nước lợ, sinh theo mùa có thể làm nước mắm ăn được. Ở miền Tây Nam Bộ rươi sống nhiều ở Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre... Ở Bến Tre, ngày rươi xuất hiện nhiều bà con gọi là rươi "ra", thường rơi vào các ngày 28, 29, 30 cận Tết. Lúc này từ dưới lòng đất rươi chui lên nhiều vô kể, chúng lội lớp lớp đỏ lừ cả bãi sông, nhà nhà rủ nhau mang lưới, vợt đi vớt rươi. Khi con nước lớn, gió chướng thổi mạnh là đúng ngay thời điểm rươi ra nhiều. Lúc bơi dưới nước các đốt chân rươi xòe và có hình dáng giống như con rít, khi lên bờ thì các đốt chân co rút lại và chúng bò như con trùn. Cứ thế chúng lội băng băng trên mặt nước tìm chốn hội quần và quấn lấy nhau lớp lớp, nguyên khối rươi cứ thế xoay chuyển cù cù tạo một tấm thảm đỏ rực trong nước. Nhìn ngày rươi ra đặc cả sông sẽ chẳng ai thắc mắc câu thành ngữ "trộm cắp như rươi" nữa.

Bà con cứ theo khối thảm đỏ hồng trôi lềnh bềnh đó mà nhanh tay vớt, có khi vớt lên cả nùi rươi nặng gần 10 kg. Theo bà con thì con rươi có đặc điểm khá lý thú là khi mặt trời vừa lên là chúng tan biến đâu mất, hoặc lúc cận ngày rươi ra “đàn bà có cữ” mà xuống đoạn sông nào thì y như rằng đoạn sông đó không có mống rươi nào xuất hiện! Người ta cũng tin rằng năm nào rươi ra nhiều năm đó mùa màng sẽ trúng, dân địa phương làm ăn thuận lợi. Người ta cũng cho rằng thịt con rươi tuy mềm sụm vậy nhưng là món bổ gân bổ cốt, người già, trẻ em khi ăn thịt rươi hay nước mắm rươi nhiều xương sẽ cứng cáp hơn. Và độ đạm của nước mắm rươi thường cao hơn nước mắm cá cơm từ 0,4 - 0,5%.

Sau khi bắt rươi xong, người dân ủ rươi bằng cách bỏ chúng vào một cái khạp to và cho vào khoảng 2-3 thúng muối. Sau đó quậy đều tay cho muối tan và đóng kín nắp khạp lại. Khoảng một thời gian sau mở nắp khạp ra xác rươi nổi lên với nước rươi sền sệt màu đỏ hồng, bốc mùi thơm lừng như mùi vị quả quýt. Lúc này vớt xác rươi và nấu mắm, để cho nước mắm rươi trong hơn người ta lược lại bằng tro. Khi chưng cất xong nước mắm rươi cứ thế mà thưởng thức mùi vị nước chấm đậm đà với món thịt luộc, canh chua. Và khi dùng nước mắm rươi nêm vào các món cá kho như cá trê, cá kèo thì mùi vị bốc lên khiến nhà hàng xóm phải thèm. Ngoài ra, mắm rươi rưới lên món thịt nạc nấu với măng tươi hay thịt nạc nấu với củ niễng thì mùi vị thơm ngon hết biết. Thịt rươi làm mắm chưng ăn cũng hết chê.

Nước mắm rươi ngon vậy nhưng giá rẻ bất ngờ, một lít mắm rươi được bán với giá từ 4.000 - 10.000đ, song bà con Bến Tre chủ yếu tặng người thân hơn là kinh doanh. Với họ, con rươi là tặng vật mộc mạc trời đất hào phóng ban cho.

Ngọc Nhung- Thanh Niên Online

Các tin khác cùng chuyên mục
Rươi - đặc sản của vùng đất Việt - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 9:53:06 CH
Tại sao cá sấu nuốt đá vào bụng? - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 9:52:05 CH
Khẽ thôi - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 9:51:08 CH
Bộ trưởng Đỗ Trung Tá là tay câu cự phách - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 9:50:18 CH
Vật nhau với cá mập - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 9:49:49 CH
Chọn lựa máy câu đúng chức năng - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 9:48:12 CH
Cá diếc và các món ăn đặc sản - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 9:46:16 CH
Con ma trơi - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 9:43:18 CH
Sản vật của bán đảo Cà Mau - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 9:41:23 CH
Cá và Giun đất - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 9:35:16 CH
Website hữu ích
Website liên kết
Mua 1 cần Tenryu, tặng 1 dây Tenryu
 
Diễn đàn câu cá 4so9
 Đồ câu nội địa Nhật bản
Diễn đàn Vietnam Angling
Trang chủ
Thư viện HFC
Video Clip
Thư viện ảnh
Thông báo từ ban chủ nhiệm
HanoiFishing
Diễn đàn
© HanoiFishing.com - Ghi rõ nguồn nếu phát hành lại thông tin từ website này.