MÁY TẦM NGƯ - Phần 1
Máy Tầm Ngư đại cương
Thiết bị này không xa lạ gì với những đoàn tàu chuyên đánh lưới cá trên khắp đại dương từ nhiều thập niên qua, và nhờ có “nó” nghề đánh bắt cá xa bờ, xuyên châu lục, ở một số các nước có vùng biển rộng đã trở thành một kỷ nghệ nuôi sống hàng vạn người nhờ vào công nghiệp đóng hộp và xuất khẩu. Trái lại, Máy Tầm Ngư trong “sự nghiệp” câu kéo giải trí cá nhân vẩn hiện còn đang mới mẻ, trừ các tổ chức chuyên nghiệp hướng dẩn câu cá thể thao ở các Tour du lịch hay các tập thể, hội đoàn lấy thú đi câu làm mục đích.
Trong loạt bài dưới đây cafe-premier xin giới thiệu với bạn đọc một tư liệu viết về : Máy Tầm Ngư, gọi nôm na là máy dò cá, dùng cho cá thể, tức tầm hoạt động ngắn, nó chỉ có thể giúp cần thủ nhận biết địa hình, địa vật như thế nào dưới mặt nước để câu cá bằng cần thôi chứ không dùng để lưới hay đánh bắt cá đại trà theo công nghiệp nặng. Dụng cụ này trước đây có giá bán khá cao ở các cửa hàng chuyên bán thiết bị câu ở Âu-Mỹ và ở một số nước Á châu. Tại Tây Âu, nếu tôi còn nhớ rỏ, cách nay hơn 10 năm, một cái Máy Tầm Ngư có màn hình đen trắng tinh thể lỏng (LCD), với độ phân giải tương đối chấp nhận được, tức nhìn con cá ra con cá, khúc gổ mục ra khúc gổ… có giá không dưới 1.500 đô la. Và với giá tiền này thì dân câu nghiệp dư, câu giải trí… dù đã có thể tự trang bị được ghe câu hay xuồng hơi rồi nhưng vẩn còn rất ngần ngại khi nghĩ đến việc mang nó từ tiệm về nhà.
Giờ đây, cùng với số tiền ấy, người cần thủ có thể mang về nhà một cái Máy Tầm ngư xịn không thua gì dân chuyên nghiệp với màn hình màu, chức năng cao cấp và vẩn còn dư để tậu thêm một cái hộp định vị GPS nữa. Nhưng trong trường hợp khác, nếu bạn chỉ cần có cái Máy Tầm Ngư với mục đích “nhìn” cấu hình đáy nước, và tìm… cá. Chiếc Máy ấy, ngày nay, giá chỉ còn ở khoảng trên dưới 150 đô la, tức giảm 10 lần hơn so với trước đây, coi như không đắc hơn giá của một cây cần câu bằng chất liệu carbon, hay 1 cái máy câu Shimano là bao nhiêu !
Máy Tầm Ngư đại cương : Máy Tầm Ngư, máy dò cá... hay Fish finder, Echo sounder theo tiếng Anh, hoặc nếu dịch ra từ chữ “Echo sondeur” tiếng Pháp, thì đây là một thiết bị điện tử dùng tín hiệu phát và nhận sóng bị dội lại ghi gặp phải vật cản từ dưới mặt nước để ghi thành ảnh động biểu đồ trên màn hình của Máy, phản ảnh được tất cả những gì mà nó “nhìn” thấy được trong phạm vi quét sóng. Do đó, với Máy Tầm Ngư, không những người sử dụng có thể nhìn thấy chẳng những các sinh vật sống trong nước không thôi, mà còn có thể khảo sát được cấu trúc địa lý của đáy nước nơi phủ sóng và với cả chiều sâu đo từ mặt nước nữa.
Cấu hình cơ bản.
Máy Tầm Ngư thường có 2 phần :
-
Hộp máy có màn hình và bộ vi xử lý tín hiệu (boitier sondeur).
-
Dụng cụ thăm dò phát và nhận tín hiệu (la sonde), được kết nối với hộp màn hình bằng dây hay bằng hệ thống vô tuyến .
Nguyên tắc truyền-nhận tín hiệu như sau : Hộp Máy gửi một xung lượng điện năng đến Dụng Cụ thăm dò được dìm dưới mặt nước. Dụng Cụ thăm dò này chứa đựng trong nó một tinh thễ “crystal” dùng để chuyển hoá xung lượng điện năng cung cấp bởi Hộp Máy thành một đợt siêu âm phóng thẳng xuống đáy nước tuỳ theo tần số đã được quy định sẳn. Tần số này thường ở định mức 200 KHz (kí lô Hertz) cho một Máy Tầm Ngư dùng ở nước ngọt và 50 KHz cho Máy dùng ở biển.
Làn sóng siêu âm nói trên chuyển động trong nước với một vận tốc ổn định vào khoản 1500 mét một giây. Khi nó gặp một chướng ngại nào dó, như đụng phải Cá hay chạm phải mặt đất, lập tức một phần của làn sóng siêu âm ấy bị dội lại và bắn ngược trở về phía trên, và sẽ được tiếp thu bởi Dụng Cụ thăm dò. Từ đó, tín hiệu siêu âm nhận bắt được sẽ được truyền tải về Hộp Máy để được xử lý bằng cách khuếch đại và chuyển đổi.
Do đó, khoản thời gian sai biệt khi phát và nhận sóng siêu âm được truyền về Dụng Cụ thăm dò đã được bộ vi xử lý Hộp Máy tính toán và biểu hiện trên màn hình Máy Tầm Ngư thành độ sâu của vật cản hay nói cách khác đó là khoảng cách giửa vật cản với Dụng Cụ thăm dò phát nhận tín hiệu siêu âm (BBT : nhận định này đúng hơn). Cần biết: một cái Máy tầm Ngư có thể đo đạt được sự sai biệt của một khoảng thời gian dưới 1/1000 giây.
Mỗi một đợt truyền sóng từ Dụng Cụ thăm dò về Hộp Máy, được biểu thị trên màn hình với độ sai biệt là 1 pixel. Vì thế, sau nhiều đợt truyền sóng liên tục, người sử dụng bắt buộc sẽ phải nhìn thấy hiển thị trên màn hình những hình ảnh thu nhận được dưới đáy nước một cách nhập nhằng, biến thái thành 2 tầng, ví dụ như sẽ nhìn thấy những vật thễ cả ở dưới đáy lẩn trên mặt nước !!! Và sự cố thị giác bị nhiễu loạn là nguyên nhân gây nhầm lẩn do cái hư hư, thật thật, khó mà nhận định được cho ra lẽ ở màn hình đối với những người không quen dùng Máy.
Tuy nhiên, cái khuyết điểm như vừa nói ở phần trên không thể nào lấn áp được những ưu điểm tối cần thiết khác của Máy Tầm Ngư đối với người cần thủ. Ngoài độ sâu khá chính xác đo được từ mặt nước đến đáy nước, nó còn cho thấy cấu hình của mặt đáy nước như thế nào, phủ rong rêu, bùn sình hay đá sỏi - Có kè đá, hay cây đổ hoặc còn thêm chướng ngại vật nào khác nữa ? Không chỉ có thế thôi, ngoài ra nó còn cho cần thủ nhìn thấy những tụ điểm của những ổ Cá, hay là nhìn thấy được đàn Cá đang di chuyễn. Chưa hết, nó còn đo được nhiệt độ trong nước, điều để giúp cho những cần thủ giàu kinh nghiệm, chọn lựa được kỷ thuật để câu.
Kinh nghiệm sử dụng
Máy tầm Ngư giúp cho người cần thủ nhiều như thế đấy. Với nó, cần thủ kinh nghiệm sẽ tính toán được phải làm gì khi đã dò được loại cá muốn câu, nhưng gặp khó khăn vì những trở ngại ngoài ý muốn dưới đáy nước. Và cũng với nó, cần thủ sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để nhanh chóng tìm ra những vị trí buông câu lý tưởng che khuất bởi dòng nước. Cho ví dụ đơn giản như làm sao tìm một nơi có độ sâu nhiều hơn đối với các nơi khác chung quanh, hay nói cách khác, làm sao để tìm có cái hố nào ở dưới đáy sông ? Vì giửa dòng nước chảy xiết, “cái Hố” thường là nơi ít bị dồn dập nhất bởi sức cuốn của nước, và nơi đây thường là nơi trú ngụ của các loại cá To, chúng thường lợi dụng vị thế chiến lược ấy để đón bắt mồi bị cuốn trôi theo dòng nước.
Tóm lại, đối với người chưa từng sử dụng Máy Tầm Ngư, nhận biết và hiểu được những ký hiệu, cũng như các biểu đồ hiển thị trên màn hình của Máy không phải là một việc đơn giản như thể bật cái nút TV để xem những hình ảnh “đời sống dưới đáy biển” được Robot hay thợ lặn quay phim, chiếu ở kênh Discovery. Nhưng nó cũng không quá khó khăn đến nổi phải học qua một khoá lập trình viên, vì tất cả đều tự động, Máy làm tất. Nhưng điều cần thiết là làm sao hiểu nó, tức phải tự học nếu như không có người hướng dẩn, để tự tạo cho mình cái kinh nghiệm dùng Máy. Thiếu kiên nhẩn… sẽ bị “tẩu hoả nhập ma ngay”, và có biết bao cần thủ sau 1-2 lần sử dụng đã bán tháo đi cho khuất mắt hay đem trưng vào tủ kính để dụng cụ câu.
Tuy nhiên, sự hoàn chĩnh của Máy tầm Ngư cũng còn tùy thuộc vào từng loại máy nữa, nói huỵch toẹt ra là : tiền nào, của ấy. Máy càng đắt tiền thì càng dể nhìn, dể hiểu, dể sử dụng. Rẽ tiền hơn thì chức năng của máy vẩn còn dùng công nghệ cũ, tức phải “chịu khó” làm quen với nó, để hiểu nó muốn “nói” gì ?
Một trong những bài viết sau này, café–premier sẽ đề cập đến cách thức làm sao để hoá giải được những khó khăn gây nhầm lẩn trong những lần đầu sử dụng Máy, cũng như làm cách nào sử dụng Dụng Cụ thăm dò một cách cho có hiệu quả.
(đón đọc tiếp theo phần 2)