Những điều nên biết khi chọn cần

Có bao nhiêu lần bạn để xẩy cá và chỉ kéo được phân nữa số cá đã ăn mồi, và khi cá cắn bạn không chắc là cá cắn câu? và bao nhiêu lần cá cắn bạn giựt hụt? Bạn có thể quăng chính xác được bao nhiêu lần vào chỗ mong muốn mỗi khi quăng? Đó chỉ là một số ít mà cây cần đúng chức năng sẽ giúp cho bạn không bị mất những cơ hội đó.

Tôi luôn luôn tự hỏi “Làm sao bạn biết cây cần bạn dùng vào cách câu nào?” Trong môn câu mỗi loại mồi câu phải được đi đôi với loại cần của nó, mua 1 cây cần dễ bị lẫn lộn chức năng khi chọn lựa trong nhiều cấp độ nguyên liệu khác nhau : như nguyên liệu làm bằng sợi thủy tinh, graphite, v,v... sức bật nhanh hay chậm, trọng lượng nặng hay nhẹ, hi vọng chúng ta sẽ phân tích ra để lần sau mua cần mới ta sẽ chọn đúng cây cần như ý muốn.


IM6 graphite blank material

Căn bản cây cần làm từ sợi thủy tinh hay graphite, chất liệu này được quấn từng lớp ra như vải áo quần hoặc đúc, lớp đúc càng nhuyễn thì sức bật càng nhanh, lớp đúc được đo bằng đơn vị modulus. Chất liệu sợi thủy tinh có từ 6 đến 13 triệu modulu và graphite có từ 33 tới 60 triệu modulus (thí dụ: IM6 có 33 triệu modulus, IM7 có 42 triệu modulus).

Nếu đơn vị modulus càng cao thì cần càng cứng chắc, sức bật nhanh, trọng lượng thật nhẹ và truyền động rất nhạy, nhưng lại dễ gãy. Tất cả cần thô (blank) không được cấu tạo đều nhau. Phẩm chất cần thô phải nhẹ và được thiết kế theo sức bật (action) riêng biệt, người thiết kế phải tốn nhiều thời gian làm việc để đạt được sức bật đúng theo tiêu chuẩn.

Những phụ kiện ráp cây cần cũng quan trọng như chính cây cần thô, chuôi cần luôn luôn được chế tạo bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau như gỗ,nhựa,v.v... chuôi cần phải chau chuốt cho vừa với bàn tay cầm,t hoải mái và đủ chắc để có cảm giác truyền động thật nhạy. Đế gằn mấy câu cũng phải được làm bằng nguyên liệu chắc chắn và có thể gắn được đa số các máy câu thông dụng một cách chắn chắn, nó phải gắn sát với thân cần để cho người câu cảm giác dễ dàng sự nhạy bén truyền động khi cá ăn mồi.

Khoen cần cũng là một phụ kiện chính quan trọng của cần,nó có thể là phần rẻ tiền nhất của cây cần, nhưng loại khoen rẻ tiền dễ làm hư cây cần dù cho chất liệu cần có tốt cách mấy. Khoen với nguyên liệu tốt, trọng lượng nhẹ sẽ làm tăng sự nhạy bén truyền động và tăng thêm quãng cách quăng xa của mồi, khi quan sát các khoen thì phải chắc các khoen thật tròn và láng để dây tuôn lướt dễ dàng nhất là các khoen bằng sứ, hiện nay các khoen sứ được thay thế bằng thép inox, titanium, silicone carbide, aluminum oxide hoặc carbide. Những khoen với nguyên liệu mới này làm giảm sự ma sát của dây đó là nguyên nhân làm mòn và sơ dây Một cây cần với cách thiết kế khoen fuji (fuji concept) là 1 chọn lựa tốt, muốn hiểu cách thiết kế khoen Fuji kiểu mới thì lại phải đi sâu vào kỹ thuật một chút nữa.

Sau khi xem xét nguyên liệu cây cần với các phụ kiện trên cần ,có một điều quan trọng nữa ta không thể thấy qua hình dáng bên ngoài của cây cần, ta nên tìm hiểu cây cần khi được ráp khoen vào, hãng sản xuất có ráp khoen đúng ở sống chính* (spline) và thẳng tắp trên cần không? sống chính của cần là chịu đựng sức cong của cần cao nhất khi ta uốn cong cây cần, đây là nơi cứng và dày nguyên liệu nhất của cây cần, nếu nhà sản xuất không ráp đúng khoen ở các vị trí sống chính của cần thì mổi cây cần có một sức bật khác nhau dù là ráp cùng một loại khoen giống như nhau.

Coi như các hãng sản xuất làm đúng tiêu chuẩn, ráp khoen đúng vị trí đi,ta cũng nên xem kỹ các khoen, vì các khoen được thiết kế cho từng kích cỡ loại dây cước dùng riêng cho nó, mà cần câu được khuyên xử dụng theo loại dây cho phép, (có nghĩa là 3 thứ này phải liên kết với nhau trong phần kỹ thuật).Thí dụ: mỗt cây cần 7 feet phải có 9 khoen (tính luôn khoen ở đầu cần).

Khoen có 2 loại đế dùng gắn trên cần, 1 loại đế đơn và 1 loại đế đôi, đế đôi thì chắc chắn và cứng cáp hơn, hơi nặng và hơi làm mất cái độ cong dịu của cần, khoen với 1 đế (đế đơn) thì nhẹ hơn dĩ nhiên không chắc bằng có 2 đế.
Có nhiều cần câu được gắn cả hai loại khoen 1 và 2 đế, khoen 2 đế gắn gần chổ lắp máy câu và khoen 1 đế gắn gần đầu cần nơi mà cần cong dịu nhất .

Sự truyền nhạy là điểm quan trọng nhất khi chọn cần, với cần thật nhạy ta có được cảm giác nhanh nhất khi cá cắn câu, bao nhiêu lần ta không cảm nhận được cá cắn câu cũng bởi nguyên dó đó, Cần bằng graphite đa số rất nhạy hơn là cần bằng sợi thủy tinh, nhưng hiện giờ với nền kỹ thuật tân tiến các hãng sản xuất đã làm được những cần bằng sợi thủy tinh cũng nhạy như cần làm bằng graphite. Hoặc kết hợp cả hai để làm cho cây cần vừa cứng chắc và không quá nhẹ để khó điều khiển.

* spline hay còn gọi là spine hoặc backbone là danh từ tạm hiểu là sống lưng cần nơi điểm cao nhất của cần khi bị uốn cong.
Các tin khác cùng chuyên mục
Cá mực chữa đau dạ dày - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 6:23:17 CH
“Săn” cá trên đầm Thị Nại - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 6:20:28 CH
Ngắm biển đêm và câu cá trong Vịnh Nha Trang - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 6:19:03 CH
Cá Ba gai - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 6:16:06 CH
Ăn hàu ghềnh đá - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 6:15:35 CH
Ngày tết ông Táo của gia đình tôi - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 6:14:47 CH
Khi học sinh phổ thông làm "bố mẹ" cá hồi - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 6:13:25 CH
Ghi từ Nước Úc (phần II) - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 6:12:34 CH
Người câu cá Mexico - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 6:11:33 CH
Mắm Nhum - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 6:10:53 CH
Website hữu ích
Website liên kết
Mua 1 cần Tenryu, tặng 1 dây Tenryu
 
Diễn đàn câu cá 4so9
 Đồ câu nội địa Nhật bản
Diễn đàn Vietnam Angling
Trang chủ
Thư viện HFC
Video Clip
Thư viện ảnh
Thông báo từ ban chủ nhiệm
HanoiFishing
Diễn đàn
© HanoiFishing.com - Ghi rõ nguồn nếu phát hành lại thông tin từ website này.