Khi học sinh phổ thông làm "bố mẹ" cá hồi

Xúc động lễ tiễn đưa

Ngậm ngùi trong buổi chia tay...

Đây không phải là những chú cá hồi bình thường. Các em học sinh đã nuôi chúng ngay trong... lớp học, theo một phần của chương trình Gia đình-nuôi-cá hồi (Adopt-a-Salmon Family - ASF) do Cơ quan Động vật Hoang dã và Cá Mỹ (USFWS) thực hiện.

Khởi động từ năm 1993, chương trình hiện đang được triển khai tại 75 trường học thuộc New Hampshire, Massachusetts, Maine và Rhode Island. Chương trình có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng lớp học, tạo nên một mối quan hệ khắng khít giữa học sinh với cá hồi. Mối quan hệ này được thể hiện rất rõ vào thời điểm thả cá ra sông. George May, một giáo viên nghỉ hưu tại Nashure (New Hampshire) tham gia điều phối chương trình ASF, cho biết: "Các em đặt tên và cầu nguyện cho chúng. Các em khóc, và thậm chí một vài giáo viên cũng khóc."

Trong suốt cả năm học, các em học sinh được học tất cả mọi thứ về "vua của loài cá", tuy cá hồi chỉ là một phần nhỏ trong quy mô rộng lớn của chương trình. Với tư cách là chủ tịch Hiệp hội Lưu vực sông Souhegan, May cho biết: "Trong ba - bốn tháng, các em hình thành một mối thân tình với lũ cá, và chúng tôi cố gắng mở rộng tình cảm đấy sang cả sông và toàn bộ lưu vực. Trong nhiều năm, chúng tôi đã tiếp cận với nhiều em nhỏ, giúp các em xây dựng tình cảm không chỉ với cá hồi mà còn với cả các hệ sinh thái. Và chính các em là người chuyển thông điệp này đến với gia đình và bạn bè."

Lễ Giáng sinh... tháng Ba

Cá hồi là một nguồn của báu của vùng New England.

Đợt thả cá vừa qua là cao điểm của chương trình học dài ngày bắt đầu từ mùa thu, thường là bằng một chuyến đi về khu ấp trứng Nashua để xem nhà sinh học Doug Smithwood thúc đẩy quá trình đẻ trứng và cho trứng vào lò ấp cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ. Đây là trứng của những con cá hồi đã vượt qua bao nhiêu thử thách trên đường để trở về với sông Merrimack, chỉ thực hiện một nhiệm vụ duy nhất là đẻ trứng.

Dave Irving, giáo viên khoa học lớp 7 của trường Trung học Thung lũng Merrimack (New Hampshire), nói: "Các em rất phấn khởi khi chúng tôi lấy trứng về từ cuối tháng 1. Nhưng lúc đấy trứng còn đang có màu hồng và nằm lẫn trong đám sỏi, vì vậy các em gần như quên mất. Vào giữa tháng 3, trứng nở thành cá con, và lớp học trở nên rộn ràng như ngày lễ Giáng sinh, vì đột nhiên lũ cá con đồng loạt xuất hiện trong bể kính. Các em trở nên rất "ích kỷ" - các em đặt tên cho từng con cá và quả quyết rằng có thể nhận ra con "của mình" trong 250 con còn lại. Tôi đã tham gia triển khai chương trình ASF được bốn năm, còn trường tôi đã tham gia được tám năm rồi. Đây là một loại hình hoạt động quan trọng trong lớp học khoa học, và có thể lồng ghép với các bộ môn khác. USFWS có cả một hướng dẫn chương trình giảng dạy với ASF, và mối năm chúng tôi lại có một chủ đề riêng tại các lớp học chính, chẳng hạn như tác động của con người đối với lưu vực. Vì thế, trong môn xã hội, các em sẽ nghiên cứu các tác động của con người, còn trong nghệ thuật ngôn ngữ, các em có thể viết thành truyện."

Trong số các hoạt động khác của chương trình có cả trò chơi... đóng vai cá hồi và làm thơ về chu kỳ đẻ trứng của cá. Đến mùa xuân, mỗi em học sinh sẽ lấy bể của mình và thả cá xuống sông. Bằng cách này, USFWS và một số cơ quan nhà nước khác đang góp phần vào việc khôi phục dân số cá hồi trên sông ngòi vùng New England.

Mong manh phận cá hồi

Đến cả gấu cũng khoái món cá hồi, thật là... sành ăn.

Cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) một thời đã từng tràn ngập các dòng sông ở New England. Nhưng rồi chúng gần như biến mất hoàn toàn ra khỏi môi trường sống vào giữa những năm 1800 do hiện tượng đánh bắt quá mức, ô nhiễm và... xây đập. Hàng loạt con đập xây dọc dòng sông đã ngăn không cho lũ cá hồi từ đại dương trở về nơi đẻ trứng.

Trong suốt hai thập kỷ qua, hàng triệu đô-la đã được đổ ra nhằm khôi phục lại những "vận động viên nhảy cao" lấp lánh bạc này trên vùng đất New England, quê hương của cá hồi. Nhưng cho đến nay, số liệu thống kê cho thấy dân số loài cá hồi Đại Tây Dương sống trong môi trường hoang dã vẫn còn thấp đến mức kỷ lục. Mỗi chú cá đang phải đối mặt với một số phận bấp bênh. Một cặp cá hồi thông thường có thể đẻ tới 7.500 trứng, nhưng trong số đó 3.000 trứng có thể sẽ không bao giờ được nở ra. Những quả may mắn hơn một chút khi nở ra lại trở thành thức ăn cho chim hoặc các loài cá khác. Hai năm sau, chỉ còn khoảng 50 con có thể sống sót và ra được tận đại dương với màu lấp lánh bạc đặc trưng.

Những thảm họa do con người gây ra, chẳng hạn như ô nhiễm và xây đập, đã khiến cho số phận của cá hồi càng trở nên bấp bênh hơn, nhưng không vì thế mà giá trị của chương trình ASF giảm sút. Smithwood nói: "Tôi coi đây như là một chương trình quản lý sông ngòi. Khi tạo ra một khu vực an toàn cho cá hồi, bạn đồng thời cũng tạo ra một hệ sinh thái lành mạnh cho con người, bảo tồn một nguồn nước uống không ô nhiễm và tạo điều kiện cho động vật hoàn tất vòng đời của chúng. Mặc dù tâm điểm là cá hồi nhưng nhiều loài cá khác như cá trích và cá mút đá cũng được hưởng lợi từ lưu vực, và con người cũng vậy. Những người cùng lứa với tôi đều lớn lên bên dòng sông Merrimack hay Nashua - 30 năm trước, sông Nashua là một vũng lầy bẩn thỉu. Không ai có thể hình dung được lại có ngày xuồng máy chạy xuôi dòng, vì hồi đấy không ai dám đến gần dòng sông. Giờ đây, dòng sông lại sạch như thời cách đây 150 năm."

Khi tương lai phụ thuộc vào... tiền

Chỉ một phần nhỏ cá con lớn đến tuổi trưởng thành.

ASF là một chương trình không tốn nhiều tiền đầu tư. Các nhà tổ chức chỉ mất khoảng 1.000 đô-la để mua bể cá và thiết bị cần thiết, kể cả một cái "sục" để giữ cho trứng cá hồi luôn ở nhiệt độ 4,5oC và điều chỉnh nhiệt độ trong suốt quá trình phát triển của cá. Còn trứng cá thì tất cả các trường học đều được cho không. Khoảng mười tình nguyện viên sẽ điều hành chương trình dưới sự chỉ đạo của May và Smithwood. Bên cạnh công việc ấp trứng, Smithwood đã nhận trách nhiệm điều hành vốn trước đây do một nhân viên ASF đảm trách.

Nhưng cho dù hoạt động với một đội ngũ không đòi hỏi nhiều về tiền nong thì tương lai của ASF vẫn tỏ ra không lấy gì làm chắc chắn. Những khoản cắt giảm ngân sách đang đe doạ sẽ đóng cửa khu ấp trứng Nashua, và điều này sẽ gây tác hại khôn lường đến cho chương trình cũng như những nỗ lực khôi phục loài cá hồi tại lưu vực sông Merrimack.

Các em học sinh tham gia chương trình ASF cho rằng thật sai lầm nếu như đóng cửa khu ấp trứng, và các em sẽ viết thư để thông báo tình hình cho giới chức địa phương. Một em học sinh lớp 3 tại Dublin (New Hampshire) viết: "Nếu được chăm sóc và kiểm tra cá hồi, chúng cháu có thể học hỏi được nhiều điều về chúng, về môi trường sống và về vòng đời của chúng. Nếu các bác cho ngừng chương trình này, chúng cháu sẽ lại phải trở về với sách giáo khoa để tìm hiểu về chúng, và điều này sẽ làm hạn chế hiểu biết của chúng cháu."

Khánh Hà- http://www.vnn.vn(Theo National Geographic)

Các tin khác cùng chuyên mục
Ghi từ Nước Úc (phần II) - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 6:12:34 CH
Người câu cá Mexico - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 6:11:33 CH
Mắm Nhum - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 6:10:53 CH
Bác ba phi: Chuyện chiếc Tàu Rùa - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 6:09:47 CH
Bí ẩn về bơi vòng của cá hồi (Salmon) - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 6:09:14 CH
Món gỏi cá của người Cao Lan ở Quang Yên - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 5:38:23 CH
Sam biển Gò Công - Tiền Giang - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 5:37:39 CH
Mùa săn cá dứa - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 5:36:22 CH
Câu Khính Nghệ thuật của Tây Bắc - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 5:35:09 CH
Cháo cá song - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 5:34:10 CH
Website hữu ích
Website liên kết
Mua 1 cần Tenryu, tặng 1 dây Tenryu
 
Diễn đàn câu cá 4so9
 Đồ câu nội địa Nhật bản
Diễn đàn Vietnam Angling
Trang chủ
Thư viện HFC
Video Clip
Thư viện ảnh
Thông báo từ ban chủ nhiệm
HanoiFishing
Diễn đàn
© HanoiFishing.com - Ghi rõ nguồn nếu phát hành lại thông tin từ website này.