Câu cũng suy từ đó ra. Ví như toàn bộ các loài cá thích ăn mồi vào sáng sớm. Bạn nào hay đi câu rê cá lóc thì thấy rõ điều này. Sáng sớm mờ đất nghe cá lóc táp, ụp vật tổ phấn chấn lắm. Thế nhưng khi mặt trới ló ra một cái là thằng người câu rê có việc làm ngay. Lúc này là lúc cá ụp mồi bóng đấy. Cứ yên chí mà rê. Cũng trong thời điểm này cho tới lúc mặt trời lên cỡ con sào thì Trắm, Chép, rô, phi ...sẽ cắn mồi của bạn. Chúng cắn mồi cho đến khi nắng thì thưa ra và gần trưa thì hầu như dừng hẳn. Ấy là nói mùa hè. Còn mùa đông thì khác hơn. Con cá mà khi nước lạnh lại rồi (nhiệt độ trên bờ khoảng 7-8 oC) thì dưới nước con cá bị Giá.
Những người tinh ranh nhà quê hay thừa cơ hời điểm này đi vợt cá Giá. Đại khái, những con cá sẽ dựa vào ngàm bờ, vào bùng nhùng, vào vệ cỏ...để chống lạnh. Tuy nhiên, nhiệt độ của chúng thay đổi theo nhiệt độ môi trường nên đa phần cái đuôi con cá không linh hoạt như trời ấm và chúng chận chạp đi nhiều phần. Lúc ấy, thằng người chỉ cần dùng vợt săn nó rất dễ. Thử hỏi, những con cá đã cơ cực về chuyện ở như thế thì làm sao bụng dạ nào mà... ăn mồi của các bác. Thế nhưng, nếu trời đang rét, trở Nồm, nắng hé lên ( có tí mưa phùn càng óach) thì sau vài giờ các bác có thể câu được cá và những" anh cả Trê, Lươn...tỏ ra ăn để trả bữa đấy! Vậy thì, trời rét các bác cứ ở nhà mà...câu phỏm!
Có những con cá thuộc hàng độc thường ăn mồi vào lúc mặt trời đứng bóng.
Ở những hồ nước có nhiều chướng ngại hoặc hầm hố, nhà sàn...các bác muốn câu cho năng suất thì ngàoi câu giấc sáng thì chuẩn bị mồi mè cho tuyệt rồi căn bữa nào trời nắng to, oi bức và chờ tới khi nắng dịu lại qúi hoe vàng ra thì ra mà câu. Mồi căn ngay những cửa , những lối con cá có thể thông thương vì trời nắng oi chúng đã trốn hết vào trong gầm, trong bụi kia, nay mát trời lại đói bụng tuông ra và gặp mồi ngon của các bác thì khác nào>>>...đưa cơm cho tù??
Cá Chép, cá Trê, tôm càng. lươn, trạch... đều ăn mồi rộ vào lúc trời sắp hoàng hôn và đến hoàng hôn. Trời sập tối, chúng không ăn nữa như kiểu nghỉ giải lao và sau khoảng 8-9 giờ tối thì lại ăn tằng tiếp. Các bác chơi Lục cứ căn thế chả sợ xách giỏ về không...
Cá tráp
Tôi nói ngó gió là các bác căn cái chiều gió. Nhớ là câu cúôi gió hoặc giữa gió thì cá mới bạo ăn vì gió trộn dưỡng khí cho con cá đủ dưỡng khí và sảng khoái đầu óc nên chúng phởn lắm và chuyện đớp mồi là vô tư. Hôm trước, hội nghị về cá, chúng nó khẳng định là như vậy. nếu không tin, các bác cứ bỏ nữa buổi khảo sát xem tay ngồi đầu gió có năng suất bằng tay giữa gió không thì biết...
Còn tiếng động. Cứ nhắc chừng" anh em là nếu có giông bão sấm chớp thì cuốn cần câu vừa đỡ khoản chống sét vừa đỡ mỏi mắt ngó phao vì bọn cá dưới nước có tới 70% là khi nghe tiếng sấm chớp dứt khoát run (đứa sợ, đứa phởn) như cầy sấy và không chịu ăn mồi đâu. Đến con cua đang quắp mồi nghe tiếng sấn còn buông mồi mà chạy tuốt vô hang. Các bác đừng đi câu trong lúc sấm chớp. Tôi không xúi dại đâu vì phí công lắm. Thêm nữa: đang câu cái chỗ nào mà có mấy chú thợ đóng cọc cừ hay giộng móng nhà gần đó rung đất thì cũng đi về cho nhẹ lòng. Câu mà bị như thế thì không có cá đâu vì mấy thằng cá nó nhạy với tiếng động còn hơn mấy chú Bính Tuất đánh hơi ...
Xuân 2006
Tác giả: Tudaclac